Nếp nhà

“Tôi chỉ là anh công nhân bình thường, tự biết mình không đủ sức để nói cùng con những điều cao xa, rộng lớn. Tôi chỉ có thể cùng chúng coi một bộ phim hoạt hình trên tivi, bàn luận với nhau như những người bạn đồng trang lứa. Sau giờ kinh tối, tôi luôn gắng giữ thói quen đọc cho con nghe cuốn truyện tranh nào đó trước khi ngủ. Ngày nghỉ thì dạy con trai nhỏ kiểm tra xem bóng đèn nào đã bị cháy, vòi nước nào sắp hư, để rồi cùng nhau đi mua đồ mới về thay. Cái dáng lũn tũn luôn miệng “phụ ba” sao mà đáng yêu chi lạ…”. Một ông bố trẻ đã kể lại nếp sinh hoạt nhà mình với vẻ đầy tự hào và chân thành.

nepnha.jpg (126 KB)
Cùng nhau đi lễ đầu năm luôn là một hạnh phúc

Mỗi gia đình có những thói quen riêng, những quy tắc tạm gọi là “văn hóa gia đình”. Ví như giờ đọc kinh mỗi tối chính là thời điểm mà cả nhà tụ họp. Ngay cả các bài thánh ca mà người thân thường hát cũng là nỗi niềm rất riêng, là ký ức êm đềm thân thuộc cho từng thế hệ trong nhà.

Cùng nhau đi lễ đầu năm là một nếp nhà mà gia đình chị Châu vẫn luôn duy trì, từ hồi các con chị còn nhỏ, cho tới tận bây giờ, khi chị đã có cháu ngoại. Cảm giác sáng mùng Một Tết mọi người xúng xính áo dài, đồ mới, ríu rít rủ nhau xuất hành về phía giáo đường, thật rộn ràng và vui vẻ. “Mình chỉ mong dù sau này các con khôn lớn tuổi nào thì vẫn luôn giữ thói quen này”, chị Châu bày tỏ.

Nhà anh Tâm lại thường duy trì một cuộc “họp nội bộ” vào mỗi thứ bảy đầu tháng, như một dịp điểm lại thời gian gần đây vợ chồng con cái có chia sẻ gắn bó tốt không, điều gì chưa kịp thực hiện, rồi dự tính các kế hoạch phía trước. Nhắc nhở nhau đi đâu cần thông báo, có địa chỉ cụ thể càng tốt. Phải luôn chừa phần tinh tươm cho người đi vắng, không để lại thức ăn thừa…

Mỗi năm mới đến, người trẻ thêm tuổi, sẽ tới lúc bước ra xã hội, mang theo từng nếp nhà được in vào trong tâm trí. Như các con anh Tâm vẫn nhớ bài hát thiếu nhi với câu mở đầu đầy hào hứng: Ta cùng nhau đến thăm nhà rùa, xin xin chào rùa nhé… Những lúc bươn bả khó khăn ngoài đường, đôi khi chỉ cần tình cờ nghe được bài hát ấu thơ quen thuộc, là thấy lòng mình đủ đầy an ổn, vì phía sau vẫn còn gia đình.

Ví như món ăn mẹ nấu, khi lớn lên, dù no ấm thế nào, thì mùi vị của chúng sẽ còn theo các con mãi mãi. Bởi đó là những thứ mà “chỉ bếp nhà mình mới có”. Từng tấm ảnh gia đình lưu dấu kỷ niệm sẽ được lưu giữ cẩn thận, lâu lâu mọi người lại mở ra cùng xem, tha hồ nhắc lại bao khoảnh khắc ấm áp đã qua dưới mái nhà mình.

Hải Đăng

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng Ba về, trong cái nắng gay gắt làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát của gốc đào lộn hột trước nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái đào chín rụng dưới gốc và hơn hết là thèm tô canh đào má nấu - món ăn gắn liền...
Ước mơ thực sự  của nàng tiên cá
Ước mơ thực sự của nàng tiên cá
Nhiều người thế hệ 8x-9x đã lớn lên với phiên bản hoạt hình “Nàng tiên cá” của Disney, thành ra tự đóng đinh trong đầu ấn tượng về nàng tiên cá là một nhân vật si tình, vì một hoàng tử mới gặp mà sẵn sàng hy sinh tính mạng.
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Từ ngoài cổng, tôi nhìn nhà thờ cũ hiu quạnh kế bên không một bóng người lui tới như nhìn về ký ức mình, của thế hệ chúng tôi và của những lớp người trước đó, từ khi xứ đạo này hình thành.
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng ba ngan ngát mùa đào
Tháng Ba về, trong cái nắng gay gắt làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát của gốc đào lộn hột trước nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái đào chín rụng dưới gốc và hơn hết là thèm tô canh đào má nấu - món ăn gắn liền...
Ước mơ thực sự  của nàng tiên cá
Ước mơ thực sự của nàng tiên cá
Nhiều người thế hệ 8x-9x đã lớn lên với phiên bản hoạt hình “Nàng tiên cá” của Disney, thành ra tự đóng đinh trong đầu ấn tượng về nàng tiên cá là một nhân vật si tình, vì một hoàng tử mới gặp mà sẵn sàng hy sinh tính mạng.
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Nhớ ngôi thánh đường cũ
Từ ngoài cổng, tôi nhìn nhà thờ cũ hiu quạnh kế bên không một bóng người lui tới như nhìn về ký ức mình, của thế hệ chúng tôi và của những lớp người trước đó, từ khi xứ đạo này hình thành.
Bầu trời kỷ niệm  khi đi lễ cùng gia đình
Bầu trời kỷ niệm khi đi lễ cùng gia đình
“Mùa tím” về, chợt nghe ai đó hỏi “Bao lâu rồi bạn chưa đi lễ cùng gia đình?”, những ký ức xưa cũ, những khoảnh khắc bị lãng quên bây giờ ùa về, để rồi nhìn lại sự ấm áp khi cùng ông bà, cha mẹ... đi lễ.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.