Những mái nhà vắng vẻ ở nông thôn miền Tây

Cơ cấu lại sản xuất, chuyển đổi mô hình phát triển đã diễn ra với nhiều cung bậc ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long - khu vực nhiều tiềm năng nhưng vẫn còn là vùng trũng về nhiều mặt. Trong bối cảnh này lại thấy lác đác những mái nhà hoang vắng dọc các nẻo đường quê…

Đô thị hóa lan rộng vào các vùng nông thôn, dẫn đến chuyển dịch kinh tế: các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, sản xuất mới xuất hiện, nhiều dân quê thích nghi dần với chuyện làm ăn mới - khác chuyện đồng áng lâu đời - ở các cây xăng, xưởng gỗ, tiệm tạp hóa, tiệm uốn tóc, sửa xe gắn máy… Ngay chuyện đồng áng cũng đầu tư chuyên canh tôm công nghiệp, khai thác du lịch sinh thái… Diện mạo mới đi cùng phát triển hạ tầng giao thông, điện nước, dịch vụ công. Đô thị mới, nông thôn mới đã trở thành xu hướng phát triển ở đồng bằng.

nongthon.JPG (1.19 MB)
Một khu nhà thuộc huyện Đông Hải (Bạc Liêu) với cửa đóng im lìm, cỏ dại mọc đầy do chủ nhân đi làm ăn xa lâu ngày - ảnh: Thành Công

Tuy nhiên, không phải nông hộ nào cũng đủ điều kiện chuyển đổi, tạo sinh kế mới với các yêu cầu về vốn, kỹ năng, trình độ. Nhiều nông dân vì thiếu hay không có đất canh tác, thiếu các nguồn hỗ trợ, hụt hẫng kỹ năng trình độ, và vì sinh kế phải bươn chải làm thuê, rồi hình thành dòng chảy nhân lực lao động phổ thông đổ về các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, hay tìm chỗ thuê trên đất trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Sự phân công mới nguồn lực lao động ở đồng bằng diễn ra mạnh mẽ, khốc liệt, để lại nhiều cảnh trạng đầy tâm tư.

Chúng tôi đến Trà Vinh, dong theo các vùng đất cát, chu vi nuôi tôm, ra hướng duyên hải. Sau những rặng tre già, nhiều mái nhà đóng kín cửa, đìu hiu, hỏi ra mới biết cả gia đình bồng bế nhau lên Thủ Đức làm công nhân hết rồi. Cỏ mọc, cây trồng xơ xác vì vắng bàn tay chăm sóc. Ở phường Láng Tròn (Bạc Liêu), cũng có cảnh nhà đìu nhiu, rẫy khô khát, nhện giăng tơ trước cửa vì “đi Bình Dương hết rồi!”. Đến đoạn giữa từ quốc lộ 1 theo đường tỉnh ĐT 980 ra cửa biển Gành Hào, cũng thuộc Bạc Liêu, bên cạnh những cơ sở mới của ngành nuôi tôm công nghiệp trên bạt khá hoành tráng, dịch vụ sửa xe, xăng dầu, mua bán lẻ, xen vào các mái nhà chìm trong cỏ dại, hỏi một anh nông dân gần đó thì được biết, chủ nhà đã đi làm công nhân trên thành phố. Những trường hợp như vậy ngày càng phổ biến...

Có những mái nhà hoang lạnh vì gia chủ ly hương, ly nông tìm cuộc mưu sinh mới, không theo kịp đà chuyển dịch ở quê nhà do thiếu nhiều thứ. Có những hoàn cảnh nghèo vẫn bám quê bươn chải với xấp vé số, nhúm rau con cá qua ngày, nhưng con số ly hương đi về các thành phố làm công nhân rất lớn, họ chen chúc trong các nhà trọ, khép kín thời gian do tăng ca liên tục, lễ tết mới hy vọng được về quê nhà, nơi cỏ dại um tùm phủ lối. Bắt gặp bà con mình ở khu chế xuất Linh Trung - Thủ Đức hay Biên Hòa - Đồng Nai, vẫn giọng quê, dáng quê nhưng đã xa quê nhiều năm rồi. Anh Nguyễn Cang, làm công nhân cùng cả gia đình bốn nhân khẩu ở một khu chế xuất trên địa bàn TP Thủ Đức, nói:“Quê tôi ở Hậu Giang, lên đây đã năm năm, nhà ở quê bỏ đại, cả vườn tược nữa. Đi làm xa để kiếm sống, chứ ở quê cầm cự không nổi…”. Chị Lê Thị Lan thì cùng chồng và hai con dắt díu từ Sóc Trăng tá túc trong nhà trọ, làm cho mấy công ty trong khu chế xuất Linh Trung, công việc cũng cực nhưng theo chị là “sống được hơn ở quê”. Những người được hỏi đều chia sẻ tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà lắm, nhưng “biết làm sao!”.

Có những chương trình hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm, nhưng vẫn còn những bất cập khi có nhiều trường hợp không tiếp cận được, khiến họ phải ra đi, để lại những mái nhà vắng lạnh.

Trong quá trình chuyển đổi phát triển kinh tế, một bài toán được đặt ra là làm sao để không có ai bị bỏ lại phía sau, trong đó có người nghèo, đối tượng yếu thế, để nhiều người không phải ngậm ngùi rời xa nơi chôn rau cắt rốn…

Thương sao những phận nghèo dân quê đồng bằng trong chuyển đổi kinh tế!

HẰNG SINH

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Để lòng tha thứ được nhân lên
Để lòng tha thứ được nhân lên
Thiên Chúa hằng dạy con người cần mở lòng tha thứ. Các tôn giáo cũng gặp nhau ở điều khuyên này: không chấp giữ nuôi dưỡng hận thù mà độ lượng, lấy nhân nghĩa hóa giải. Biết vậy, nhưng để thứ tha đâu có dễ…
Thật thì mới bền
Thật thì mới bền
Khi chọn bạn đời, cần tìm hiểu về những giá trị thực. Những thứ hào nhoáng, lấp lánh, ảo ảnh ban đầu rồi cũng biến mất khi “mặt nạ tình yêu rơi xuống”.
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
“Thượng đế” cũng khen… người bán hàng!
Thường thường, theo nếp “khách hàng là thượng đế”, người ta quen thấy cảnh đôi co trả giá, chê bai của khách và sự nhũn nhặn, mềm mỏng ân cần của chủ hàng. Nhưng không ít người hẳn cũng chứng kiến hiệu ứng đẹp khi khách khen sau lúc mua...
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Vật giá “leo thang”, gia đình kiểm soát thế nào?
Không lạ khi chuyện tăng lương của người lao động cùng lạm phát đều đặn, đã kéo theo sự tăng giá của dịch vụ, hàng hóa. Không ít người vẫn mong giá cả bình ổn sao cho đồng lương tăng thực sự có giá trị.
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Thơm ngon thịt cá lóc đồng
Ở những vùng quê, mùa mưa hay mùa nước nổi là thời gian thích hợp cho việc câu, bắt cá đồng. Trong “nhóm” cá đồng, cá lóc được nhiều người xếp vào hạng có thịt thơm ngon nhất.
"Dị ứng" với loài người
"Dị ứng" với loài người
Ban đầu, cô giáo cho rằng học sinh này đang ở thời kỳ nổi loạn nên nghĩ thế thôi. Về sau, tìm hiểu sâu hơn và trò chuyện với em ấy, cô nhận ra em đã luôn không thể hòa hợp với các bạn. Ở nhà, cha mẹ em rất...
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Tản mạn sách giáo khoa trước thềm năm học mới
Đã có lịch tựu trường, sắc phượng không còn, tháng 8, nhiều học sinh hớn hở mang sách giáo khoa mới tinh tươm về nhà. Lòng tôi lại bồi hồi nhớ những ngày xưa cũ của thời đi học.
Lục bình tím thương
Lục bình tím thương
Quê ngoại tôi tới mùa nước nổi, trên dòng sông đỏ hồng phù sa, dưới bầu trời xanh thẳm hiền hòa, lênh đênh từng cụm lục bình mượt lá ôm những chùm bông tím dịu dàng nở rộ.
“Ăn ký ức”
“Ăn ký ức”
Người quê lên thành thị, sang tỉnh khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, thường nhung nhớ những món ăn điạ phương nơi mình sinh ra và lớn lên.