Phải loan Tin Mừng như thế nào?

Trong Tông huấn “Niềm vui của Tin Mừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến những cách thức ngăn cản sự rao giảng Tin Mừng, đó chính là “hình thức thù nghịch, chia rẽ, vu khống, nói xấu, oán thù, đố kỵ và ước muốn áp đặt một số ý tưởng bằng bất cứ giá nào...”. Nếu nhìn một cách tổng thể, chúng ta dễ dàng thấy đó đều là những biểu hiện của sự tranh chấp, mà nguyên nhân đầu tiên của sự tranh chấp là vì lợi ích riêng.

Trong cuộc sống ngày nay, con người trở nên thực dụng với những vật chất trước mắt, quên đi những lợi ích thiêng liêng, mà dù có tiền trăm bạc vạn cũng không thể mua được. Một vài suy nghĩ nhỏ bé sau đây mong góp phần nhỏ vào sự hoán cải bản thân để sống việc loan báo Tin Mừng.

Thù nghịch là gì? Chúng ta có thể nhớ lại Lời Chúa nói rằng “Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”, trong sách Roma cũng có chép: “Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống”. Nếu lắng nghe được Lời Chúa như vậy, chúng ta không được ghét kẻ thù của mình, và nếu ý thức được điều đó, ta lại càng không nên tạo ra kẻ thù cho mình.

Chia rẽ. Chúa chẳng dạy chúng ta chia rẽ, bởi “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh thầy, thì có thầy ở giữa họ” (Mt 18,20). Chia rẽ cũng là một biểu hiện của lợi ích cá nhân, con người muốn lợi ích cho bản thân mình, buộc họ phải tách người anh em mình ra mà hưởng lợi ích một mình. Lòng tham khiến con người trở nên lạnh nhạt với những giá trị đạo đức, đặc biệt họ quên đi những giá trị siêu nhiên của con người.

Vu khống là cách mà người ta tránh né và chối bỏ trách nhiệm của bản thân trước mặt Chúa và tha nhân. Vu khống cũng giống như một hình thức của tội lỗi, bởi Chúa dạy chúng ta chớ làm chứng dối, và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng khẳng định : “Đừng nghi ngờ gì nữa. Ở đâu có vu khống, ở đó có Satan hiện diện”.

Nói xấu là một cách hạ uy tín cũng như làm mất danh dự người khác. Khi chúng ta chỉ thấy cái xấu của anh em mình, thì chính lúc đó chúng ta lại quên mất người anh em với mình cũng là con Chúa, cũng là hình ảnh của Thiên Chúa.

Oán thù, điều mà ngày nay trong chính xã hội này, chúng ta dễ cảm nhận được. Không thiếu người sống cho đi đúng với cách người khác đối xử với mình. Họ sống trong sự chờ đợi xem tha nhân đối xử với mình như thế nào để xử ngược lại như vậy. Chính vì thế, ngay từ lúc này, chúng ta phải bỏ đi những oán thù tầm thường, oán thù là cách mà chúng ta giúp cho ma quỷ xâm nhập gần hơn với chúng ta.

Đố kỵ. Quá chú trọng đến lợi ích cá nhân sẽ sinh ra sự hơn thua và đố kỵ. Những đố kỵ ấy sinh ra lòng ích kỷ, nhỏ nhen khiến con người phải lo sợ, phải đề phòng và tìm cách triệt tiêu lẫn nhau để mình chiếm thế thượng tôn. Nhưng đối với Chúa, người làm đầu phải là người làm bé, phục vụ anh em mình.

Muốn áp đặt người khác, đó là hành động đầy ích kỷ. Áp đặt cũng là cách mà người đời muốn đẩy vị trí của mình lên cao, muốn độc quyền trong mọi suy nghĩ và hành động. Ích kỷ trong suy nghĩ đã tai hại thì ích kỷ trong hành động cũng tai hại gấp nhiều lần.

Chúc cho mọi người biết ý thức bản thân mình và biết hăng say làm nhân chứng cho Chúa trong cuộc sống thường nhật, dù mình ở cương vị nào.

Jos. Lưu Hành
Don Bosco, Bến Cát

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Từ những giờ kinh chung…
Từ những giờ kinh chung…
Tháng Mười, bổn đạo thường gọi là tháng Mân Côi, một cách vắn tắt như thế để chỉ về việc sùng kính Mẹ Maria. Các xứ đạo miền quê cho đến ngày nay vẫn giữ truyền thống đọc kinh liên gia, đặc biệt trong tháng này.
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Mấy năm trở lại đây, phong trào lần chuỗi Mân Côi sống dấy lên mạnh mẽ trong cộng đồng Kitô hữu. Cơ bản có thể hiểu trong một nhóm sinh hoạt đức tin, mỗi người nhận đọc một chục kinh, suy niệm một mầu nhiệm nào đó.
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Sống trong một hội dòng truyền giáo, đặc biệt với đặc sủng ưu tiên cho các anh chị em sắc tộc, tôi vẫn biết hành trình rao giảng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, phong cách sống...
Từ những giờ kinh chung…
Từ những giờ kinh chung…
Tháng Mười, bổn đạo thường gọi là tháng Mân Côi, một cách vắn tắt như thế để chỉ về việc sùng kính Mẹ Maria. Các xứ đạo miền quê cho đến ngày nay vẫn giữ truyền thống đọc kinh liên gia, đặc biệt trong tháng này.
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Cùng nhau lần chuỗi Mân Côi sống
Mấy năm trở lại đây, phong trào lần chuỗi Mân Côi sống dấy lên mạnh mẽ trong cộng đồng Kitô hữu. Cơ bản có thể hiểu trong một nhóm sinh hoạt đức tin, mỗi người nhận đọc một chục kinh, suy niệm một mầu nhiệm nào đó.
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Kiên trì và hòa nhập trong sứ vụ 
Sống trong một hội dòng truyền giáo, đặc biệt với đặc sủng ưu tiên cho các anh chị em sắc tộc, tôi vẫn biết hành trình rao giảng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, phong cách sống...
Xúc động với những đóng góp từ trẻ em
Xúc động với những đóng góp từ trẻ em
Khi cả nước, từ các đoàn thể xã hội cho tới Giáo hội kêu gọi quyên góp ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3, có thể thấy rõ sự đồng lòng, sẻ chia của đồng bào. Nghĩa tình là đây.
Nhớ Nam Cao, nhớ một nhà văn Công giáo
Nhớ Nam Cao, nhớ một nhà văn Công giáo
Nam Cao được xem là cây bút xuất sắc trong dòng văn học hiện thực Việt Nam. Tên thánh trong sổ rửa tội của ông là Giuse Trần Hữu Tri.
Nên chăng có những chương trình chống bão, lũ dài hơi?
Nên chăng có những chương trình chống bão, lũ dài hơi?
Bão số 3 hoành hành miền Bắc và sau đó là lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn. Những mất mát bao gồm cả người và tài sản, khó có gì bù đắp được. Trong những ngày vừa qua, cả nước hướng về miền Bắc cứu trợ, chia sẻ...
Chọn thực phẩm cứu trợ thế nào cho phù hợp?
Chọn thực phẩm cứu trợ thế nào cho phù hợp?
Lựa chọn thực phẩm cứu trợ như thế nào cho an toàn, đủ dinh dưỡng và bảo quản được lâu là điều không mới, nhưng mỗi khi xảy ra thiên tai, bão lũ, câu chuyện thực phẩm cứu trợ lại nổi lên.
Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Truyền giáo thế nào khi vẫn nặng nề hình thức?
Nếu chỉ quan tâm bề ngoài quá mức hơn bản chất của nó, không những không mang lại ích lợi về mặt thiêng liêng, mà còn tạo hiệu ứng tiêu cực. Bởi lẽ, người ta tìm đến Giáo hội để gặp sự bình an, thanh thản và đồng hành thiêng...
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Tiếp bước cho trẻ đến trường
Mặc dù nhìn thấy xã hội có những sự tiến bộ nhất định, cuộc sống khấm khá hơn ngày trước, song xung quanh vẫn còn nhiều hoàn cảnh trẻ em nghèo, đáng thương cần được chung tay giúp đỡ, để hành trình đến trường nhẹ nhàng hơn.