Quan tâm: Phải dạy con mới biết!

Những đứa trẻ chỉ biết nhận

Chị đồng nghiệp than thở, trẻ con bây giờ sao vô tâm quá. Hình như chúng coi việc được cha mẹ phục vụ là đương nhiên, thậm chí muốn con uống sữa thì phải… năn nỉ, “nhờ” chúng mới xong. Cứ như là con ban ơn cho cha mẹ vậy. Tới bữa cơm, con hỏi “Hôm nay mẹ cho con ăn gì?”, chứ chưa từng nghe con nhắc nhớ, vậy ba mẹ thì sao…

Hôm trước, trên mạng chia sẻ hình cậu con trai to lớn dềnh dàng ngồi trên yên, để bà mẹ dắt xe trên con đường ngập nước. Nhiều người tỏ ra phẫn nộ, xỏ xiên thằng con là “đi học làm gì cho nó phí”, nhưng lại quên mất, chính bà mẹ đã thấy chuyện đó là bình thường… Nhiều cha mẹ đầu tắt mặt tối, trong khi con thản nhiên ngồi chơi đợi dọn cơm, chẳng hề biết phụ chút việc vặt.

Hẳn ai cũng từng không khỏi chạnh lòng khi gặp chuyện buồn phiền áp lực, nhưng con cái vẫn vô tư chiếu lệ, thản nhiên chơi đùa… Tôi có lần tan làm, trời mưa như trút, về được đến nhà an toàn là mừng hết sức. Vậy nhưng con gái lớn đang mải mê xem tivi không buồn ngước lên hỏi han, chứ đừng nói gì đến lấy khăn, phụ đỡ. Còn hỏi ba mẹ thích gì, thói quen thế nào, chắc lũ nhóc cũng chịu thua, lắc đầu!

Daycon2470.jpg (58 KB)

Chúng ta đã dành quá ít thời gian cho con?

Hôm đó, ở khu bán thức ăn nhanh, bà mẹ trẻ mua cho cậu con trai khoảng sáu tuổi cái đùi gà rán. Sau khi gỡ món ăn ra khỏi túi giấy, đứa trẻ đã đưa cho mẹ nó, miệng nói rằng, mẹ ăn trước đi. Người mẹ vừa tiếp tục cắm cúi với cái điện thoại vừa thờ ơ trả lời: Con cứ ăn đi. Cậu bé vẫn thắc mắc là mẹ không ăn sao, phần mẹ đâu? Sau khi mẹ nó khẳng định là không đói, cậu bé mới bắt đầu gặm miếng thịt gà của mình.

Một cử chỉ nhỏ mà đẹp đẽ, nhưng tiếc thay, người mẹ đã không dành chút thời gian khích lệ con trong tình huống này.

Làm gương, hướng dẫn, trò chuyện với con cũng chính là điều mà nhiều bậc cha mẹ ít chú ý. Thử nghĩ xem, một người mẹ chu đáo, tỉ mỉ, yêu thương, sẽ ít khi sở hữu đứa con ích kỷ, hời hợt. Giữa mâm cơm, đứa con bươi xới tìm miếng ngon, ăn hỗn, cũng không phải là hiếm gặp. Những việc lặt vặt ấy, nếu quên không dạy từ thuở bé mọn, thì sau này trẻ lớn lên, sẽ thành nếp nhà, nết người…

Dạy con biết quan tâm và sẻ chia

Không ít người quá nuông chiều, bảo bọc con, rồi lại xoay ra mắng con lười biếng, ỷ lại, thiếu kỹ năng sống. Khi chúng lớn tướng cũng chẳng biết tự dọn dẹp phòng riêng, giặt giày, phơi áo của mình, chứ đừng nói tới chuyện nấu ăn, chăm sóc cho cả gia đình.

Nhiều người không hề bỏ mặc con cái, càng chẳng kỳ vọng gì cao xa, chỉ mong con biết chia sẻ và yêu thương, đừng thờ ơ vô cảm, mà sao khó quá. Cuộc sống đủ đầy, con trẻ chẳng thiếu thốn gì, mọi nhu cầu đều có thể dễ dàng được đáp ứng, nên con không biết trân quý? Hay bởi con chỉ biết có học hành, đi chơi, giải trí, không phải giữ em, làm việc nhà, nên dần tạo tính ỷ lại, vụng về?

Thế hệ trước, mỗi khi được ai cho món gì ngon, là vội để dành mang về cho mẹ. Nài nỉ mẹ ăn đi, con không thích, không thèm... Đó là thói quen đã hằn sâu vào nếp sống, được rèn dạy từ bé, chứ không phải tự dưng mà có. Tất nhiên cũng có những đứa trẻ hiếu thảo từ trong tâm tính, nhưng không nhiều lắm. Còn đa phần trẻ em bây giờ chỉ biết đòi hỏi, ít khi bận tâm tới cha mẹ, người thân của mình.

Nhưng điều quan trọng nhất mà chúng ta “quên mất” rồi kêu trời, chính là sự quan tâm, hiếu thảo, sẻ chia cũng phải dạy mới có, chứ không thể tự nhiên mà con biết. Đừng tự biến bản thân thành bà mẹ tất bật, cái gì cũng dành cho con, để cho con, mà không hay mình đã thất bại khi con cái vô tình, chỉ biết nhận.

Hải Yến

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Chiếc mền ấm nhất
Chiếc mền ấm nhất
Tháng Chạp ngang qua vùng đồng bằng vốn quen với nắng ấm, khiến mọi người phải co ro. Học trò được dịp xúng xính áo lạnh, nón len đủ loại sắc màu, nhìn thật vui mắt.
Lá vàng, lá xanh
Lá vàng, lá xanh
Cuối năm, khoảnh sân nhà bước vào mùa thay lá, lả tả lá vàng trải dài khắp nơi. Cứ quét qua một lượt, lại đã thấy lá chất chồng lên nhau từng lớp.
Xa quê, nhớ tết
Xa quê, nhớ tết
Cứ ngỡ, những người xa xứ lâu rồi chắc chẳng lo nghĩ tới Tết nữa. Lại tưởng chừng sau một năm kinh tế khó khăn, cơm áo chắt chiu thì còn nhớ gì tới Tết nhất…
Thơm bùi vị trám kho
Thơm bùi vị trám kho
Với người dân các tỉnh miền Bắc, thì cây trám và các món ngon chế biến từ quả trám đã quá đỗi thân thuộc. Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài cho tới khoảng cuối tháng 10 âm lịch.
Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Nếu biết trăm năm là hữu hạn
Trong sử thi Ấn Độ Mahabharata, 5 anh em nhà Pandava từng bị phe đối địch Kaurava dùng mưu hèn lừa gạt, chiếm mất vương quốc, phải chịu lưu đày 13 năm.
Nhìn cây sửa đất
Nhìn cây sửa đất
Người mẹ ngạc nhiên hỏi, sao cái thùng đồ chơi của con vỡ mất một góc trên nắp vậy? Con gái nhìn mẹ nghi hoặc, rồi lí nhí: Thì hôm trước mẹ tức giận, mẹ liệng nó xuống đất…
Hoa vạn thọ
Hoa vạn thọ
Năm nào tôi cũng đích thân trồng ít chậu vạn thọ để đón Xuân. Từ đầu tháng 11 âm lịch, tôi đã tính toán xem cần mua bao nhiêu cây con, màu vàng hay màu cam.
Thêm tuổi, thêm trưởng thành
Thêm tuổi, thêm trưởng thành
Buổi sáng đầu tiên của năm mới, tôi dậy sớm, tưới cây rồi phơi quần áo trên sân thượng. Sau đó vào bếp, nấu một ấm lá vối tươi, cùng vài món ăn đơn giản, trong lúc đợi mọi người thức dậy.
Cá kèo miền sông nước
Cá kèo miền sông nước
Trong tiết trời se lạnh cuối năm, cả nhà chị buổi chiều ra góc phố ăn lẩu cá kèo. Các con hân hoan náo nức, riêng chị cảm thấy bồi hồi, nhiều ký ức về loài cá nhỏ bé này ùa về.