Thao thức quê nhà

“Cái gì cũng có, chỉ thiếu chúng nó”

Đó là lời than têu tếu mà buồn buồn do bà Trần Phương (Thanh Hóa) thốt lên khi nói về những ngày Tết sắp đến. Lý do là Tết này gia đình cậu con trai thứ của bà sẽ không về quê mà ở lại thành phố tiếp khách và buôn bán. Bà Phương chỉ có hai con, nay một đứa không về thì với bà coi như cái Tết mất nửa niềm vui. Mặc dù các con thay nhau gởi quà, gởi tiền giục mẹ sắm Tết, nhà chẳng thiếu thứ gì nhưng với bà Tết này vẫn chưa đủ đầy. Bà Phương bộc bạch:“Khi nghe các con than thở bận rộn, đi lại tốn kém, mệt mỏi…, cha mẹ nào mà chẳng gật đầu thông cảm nhưng dám chắc rằng ông bà nào cũng buồn, bởi thực lòng ai chả muốn quây quần bên con cháu”.

Các cụ già luôn mong con cháu tụ họp về quê đón tết

Cũng cùng tâm trạng này, vợ chồng ông bà Bốn Oanh (Tuy Hòa) đã nao nức dọn cỏ, trồng rau, nuôi gà, thả cá cả hơn tháng nay cốt để con cháu về Tết có cái ngon ăn, nay đành ngậm ngùi tính đường mang biếu bớt vì cô con gái năm nay đón Tết ở Sài Gòn. Bà Oanh chia sẻ: “Khi nghe nói năm nay nghỉ Tết dài ngày nên tôi rất hy vọng được ở với con cháu lâu hơn nhưng mấy bữa rồi con báo lại là sẽ không về vì công việc có thể kéo đến tận ngày 30 Tết và mua vé máy bay hay vé tàu đều khó khăn. Thương cho chúng nó và cũng đành chịu thôi chứ biết sao giờ! Hy sinh cả đời vì con cái rồi, còn mấy ngày Tết thì cũng sá gì nữa đâu”.

Bà Bích Liên (Quảng Ngãi) năm nay cũng sẽ đón Tết vắng cậu con trai. Nhà có một con nhưng vì mải việc, nhiều năm vợ chồng cô Liên phải ăn Tết một mình. Bà ngậm ngùi kể:“Tết nào mà con không về là hai vợ chồng lại chẳng muốn sắm sửa cái gì cả. Năm nào đến giao thừa mà không thấy con về cô lại tủi thân khóc vì nhớ, vì thương con. Có khi bị ông xã mắng vì Tết nhất mà khóc nhưng thấy nhà người ta đông vui, rộn rã mình lại chạnh lòng”. Bà Liên cũng chia sẻ rằng bản thân mình không trách cứ con vì thật lòng bà cũng biết ba ngày Tết chen chúc nhau mua vé tàu xe về quê rất mệt lại còn tốn kém nhiều mà có thể chỉ được ở nhà ba bốn ngày, nhưng niềm mong mỏi gia đình sum vầy đông đủ lại chính là điều bà mong nhất khi Tết đến.

Ông bà và các cháu quây quần bên nồi bánh chưng

Cùng tâm lý mong muốn Tết đoàn viên đầy đủ con cháu, ông Nguyễn Thiết (Đồng Nai) dẫu có các con làm việc ở Sài Gòn, tháng nào cũng đi về thăm nom nhưng khi biết năm nay gia đình cô con út quyết định đi du lịch và đón Tết ở nước ngoài, ông cũng không khỏi buồn. Ông bảo, mình cũng không phải là người quá khắt khe với con cháu nhưng thật lòng, vẫn mong thời khắc giao thừa có đầy đủ các thành viên trong nhà. “Biết rằng lũ trẻ có những suy nghĩ độc lập với những lý lẽ riêng của chúng. Những lý lẽ đó không phải là sai nhưng có lẽ vì người già như chúng tôi thường sống bằng hoài niệm và vui bằng niềm vui sum vầy nên đến Tết là lại ngóng con”…

Tết vui là Tết đoàn viên

Nhà ở Bình Phước, chị Thùy Dung ít phải lo nghĩ nhiều như những người có quê xa. Những ngày cuối năm, chị thường nán lại ở thành phố xem đường hoa, mua sắm cho đến tận 30 Tết mới về quê. Khi chưa thấy con về là mẹ chị lại mong ngóng, gọi điện hối về sớm. Mẹ chị Dung còn gói bánh chưng, sắm lủ khủ bánh kẹo cho các cháu làm quà. “Biết được tâm lý các cụ ngóng con cháu nên anh chị em tôi luôn cố gắng về ăn Tết với bố mẹ. Có thể không ở quê nhà trọn vẹn cả cái Tết nhưng ít nhất cũng về được đôi ngày để các cụ khỏi buồn”, chị Dung tâm sự.

Sống và làm việc ở thành phố nhiều năm, chị Đoan Trang hầu như chưa có năm nào không về quê ăn Tết. Chị biết, đó là ngày thiêng liêng nhất trong năm và dù nói thế nào những người lớn tuổi như bố mẹ chị cũng sẽ vẫn cảm thấy quạnh quẽ khi thiếu vắng con trong những ngày này.“Tôi biết giá vé máy bay có khi đội lên gấp mấy lần nhưng nếu đã có ý định về thì việc đặt vé từ sớm sẽ giảm được mối lo. Tôi hiểu có cho bố mẹ nhiều tiền hơn mà không về thì cũng chẳng mua được niềm vui đoàn viên của cả nhà…”, chị Trang nói. Cũng theo suy nghĩ của chị, câu chuyện Tết về hay ở với nhiều người trẻ làm việc xa quê là một trăn trở lớn nhưng nếu trong lòng quyết tâm về và biết tính toán thì mối lo kinh tế sẽ không quá đè nặng. “Ở lại thành phố lủi thủi trong khu trọ vắng tanh lại nghĩ đến cha mẹ ở quê nhà mong ngóng mình về thật sự là một lựa chọn buồn nên thôi cứ xông pha chen chúc một chút vậy để có thể có những giờ phút đoàn viên sum họp với gia đình”, chị thổ lộ.

Vé tàu xe cũng là nỗi lo cho những người muốn về quê ăn tết với gia đình

Anh Trung Dũng (quê Bình Định) cũng thừa nhận, hình ảnh cả gia đình đầm ấm bên nhau là điều ý nghĩa nhất với anh và cả cha mẹ. Thế nên dù là người rất thích đi đây đó, ngán sự thiếu thốn những tiện nghi ở quê nhưng anh vẫn về với bố mẹ, anh chị em. Cũng có năm cả đại gia đình của anh cùng đi du lịch dù các thành viên lớn tuổi hơi mệt nhưng xem ra ai cũng vui vẻ.

Khi những người ăn Tết xa quê nau náu nhớ nhà thì ở nơi quê hương, người thân của họ cũng không khỏi trống vắng.Niềm vui Tết chỉ thật trọn vẹn trong sự đoàn viên!

MINH MINH

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Ðừng “bình thường hóa” chuyện quấy rối!
Một nữ nhân viên công sở, sau thời gian dài làm việc đã quyết định xin nghỉ. Cô không ngờ là trong số các đối tác, có người để ý cô từ lâu vì sự làm việc tận tụy, quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho họ hợp tác.
Cốm xào tròn vị thu
Cốm xào tròn vị thu
Vào mùa thu mấy năm trước, trong một chuyến công tác vội vàng, tôi có dịp “chạm” vào Thu của Hà Nội, trong trời thu quyện hương cốm mới.
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Ngày xưa nhà nghèo nhưng toàn ăn “đặc sản”
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu trù phú, từ bé tôi đã rành chuyện mò cua bắt ốc hái rau, nắng gió tưới tẩm suốt thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành.
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Tháng 10 về, nhớ giờ đọc kinh đài năm ấy
Mỗi đền đài đều có giờ đọc kinh riêng. Ở xóm tôi, cứ 6 giờ tối sẽ có tiếng kẻng vang lên để mọi người tề tựu nơi những hàng ghế đá dưới chân đài. Tụi trẻ con thích tranh ngồi những ghế đầu, sau đó là các bà, các...
Những tô canh nóng ngày mưa
Những tô canh nóng ngày mưa
Mùa này, thời tiết phương Nam đúng nghĩa của câu “sáng nắng chiều mưa”. Tôi thường loay hoay với ý nghĩ ăn gì để tăng sức đề kháng, có thể giải cảm mà đơn giản dễ làm? Và dù có vội vã, chỉ kịp nấu mỗi một món, thì tất...
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Tiền dậy thì, trẻ cần làm gì?
Trước khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thơ có một bước ngoặt khá quan trọng, gọi là “giai đoạn tiền dậy thì”. Một số em sẽ bỡ ngỡ khi gặp những biểu hiện phát triển giới tính như kinh nguyệt ở em gái, mộng tinh ở em trai.
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Văn hóa làm việc đến suy kiệt là phép thử đức tin
Mới đây, cái chết của một nữ kế toán làm việc tại một trong bốn công ty kế toán lớn nhất thế giới làm người ta lại nhắc về văn hóa làm việc đến suy kiệt của nhiều người hiện nay.
Tàu ngang qua thành phố
Tàu ngang qua thành phố
Quán trên cao, vừa đủ để chúng tôi ồ à khi nhìn thấy những toa tàu hỏa ngay bên dưới. Một chị tần ngần, chắc cũng vài năm rồi chưa có dịp đi tàu lửa… “Đoàn tàu ở đường sắt số hai đang tiến vào sân ga…”. Chẳng hiểu sao,...
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Tài giỏi bại hoại vì kiêu
Trong tiếng Anh, từ “megalomania” dịch sát nghĩa là “chứng hoang tưởng tự đại”, chỉ người quá ham muốn quyền lực và danh vọng; ỷ có tài, sinh thói kiêu căng tự mãn, luôn đòi hỏi được đối xử ưu tiên/đặc biệt hơn người; tự cho mình quan trọng, không...