Trưởng thành từ nếp nhà

Sau một tuần nhập học, con trai lớn của tôi nói: “Cũng chưa có gì nhiều mẹ à! Con vẫn mong chờ những bài tập khó để làm mà chưa có. Thầy vẫn dạy về thời khóa biểu, nội quy này nọ thôi”.

Tôi giải thích: “Mẹ biết con sẽ cảm thấy hơi chán một xíu. Nhưng đây là thời gian quan trọng, khi thầy muốn tập lại cho các con về thói quen học tập sau ba tháng hè vui chơi. Khi các con đã vào nề nếp rồi, sẽ dễ tập trung hơn”.

truongthanh.jpg (317 KB)
Mỗi tháng một lần, chúng tôi đến với Đức Mẹ

Ở đâu cũng vậy, khi có một lịch trình cụ thể, các thành viên sẽ dễ hòa nhập hơn. Bởi khi nhìn vào đó, mọi người sẽ biết được những gì đã xảy ra, việc gì cần làm hiện tại và việc gì cần chuẩn bị tiếp theo. Trong gia đình cũng tương tự, tôi thường tạo ra một lịch trình cụ thể để các con dựa vào đó mà sắp xếp. Mỗi tối, sau khi đọc kinh, cả nhà thường có khoảng thời gian “chất lượng” với nhau. Chúng tôi chia sẻ về một ngày đã qua, những vui buồn mình gặp phải, cả bài học kinh nghiệm rút ra, nếu có; nhắc nhau những việc cần làm cho hôm sau; hay cùng đọc một cuốn sách nào đó. Cũng có nhiều hôm là vài câu đố vui...

Những lịch trình không cầu kỳ phức tạp mà dễ hiểu với những hình ảnh minh họa. Ví dụ mỗi ngày cả nhà sẽ thức dậy lúc 7g sáng, đọc kinh dâng ngày cho Chúa; sau đó làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi đi học. Cha mẹ luôn là người làm trước và làm mẫu, các con sẽ làm theo. Em nhỏ làm theo anh lớn. Cha mẹ nhắc nhở, sửa dạy con; anh chị lớn giúp em nhỏ. Cứ như thế, những thói quen sinh hoạt hàng ngày tạo thành nếp nhà.

Chính nhờ những thói quen đó, mà hôm nào chúng tôi lỡ quên đọc kinh mà đi ngủ, con trai 6 tuổi của tôi cũng sẽ nhắc: “Ba ơi, mẹ ơi, mình quên đọc kinh rồi!”.

Bạn có tin rằng, từ những tương tác qua lại đời thường mà gia đình gắn kết với nhau hơn không? Nhờ nếp nhà mà các thành viên luôn cảm thấy an toàn và được yêu thương. Khi quen với lịch trình ở nhà, các con sẽ dễ hiểu và chấp nhận những “lịch trình” khác trong cuộc sống, từ bé nhỏ nhất như thời khóa biểu ở trường, hay các sự sắp đặt phải tuân theo khi dần trưởng thành. Nếp nhà cũng giúp chúng tôi cùng trân trọng mái ấm cùng sự bình yên, hạnh phúc mà mình đang có.

QUỲNH DAO

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Bên hiên nhà ngụm một tách trà
Cô em ở Phú Thọ vừa gởi cho gia đình tôi một gói lớn trà. Mẹ em có một quả đồi nho nhỏ trồng trà, đậu phộng, măng tre… này nọ. Cứ gần cuối năm, em thơm thảo tặng phương Nam chút lộc của đất trời.
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Xa xứ, vẫn luôn giữ gìn tiếng Việt
Tôi vẫn nhớ rõ những ngày đầu gia đình nhỏ đặt chân đến xứ sở cờ hoa này. Mặc dù cũng đã chuẩn bị tâm lý và được sự hậu thuẫn của gia đình lớn, nhưng vợ chồng con cái chúng tôi cũng không tránh khỏi những lạc lõng ban...
Thời khắc đen tối trước bình minh
Thời khắc đen tối trước bình minh
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
Bất hòa trong việc dạy con
Bất hòa trong việc dạy con
Mâu thuẫn trong cách dạy con là một trong những nguyên nhân dễ gây bất hòa giữa hai vợ chồng. Nói cho cùng, tất cả cũng xuất phát từ ý thức thương con, muốn cho con nên người, nhưng không phải ai cũng như ai khi dạy dỗ con. Nhiều...
Mau lớn, chậm trưởng thành
Mau lớn, chậm trưởng thành
Nhiều bạn nhỏ ngày nay không chỉ mau lớn về thể chất, mà còn rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, hiểu rõ “quyền lợi” của mình, nhận thức được vị thế của bản thân trong gia đình.
Quan tâm:  Phải dạy con mới biết!
Quan tâm: Phải dạy con mới biết!
Chị đồng nghiệp than thở, trẻ con bây giờ sao vô tâm quá. Hình như chúng coi việc được cha mẹ phục vụ là đương nhiên, thậm chí muốn con uống sữa thì phải… năn nỉ, “nhờ” chúng mới xong.
Bún xào nghệ ấm lòng ngày chớm lạnh
Bún xào nghệ ấm lòng ngày chớm lạnh
Khỏe không con, bữa nay ít gọi cho mẹ thế? Con bị ho hai tuần nay không hết. Dạo này gần cuối năm công việc bận rộn quá mẹ ạ! Để mẹ lên thăm con một chuyến, mẹ làm món bún xào nghệ ăn vài bữa chắc sẽ đỡ ho…
Những kẻ lesor
Những kẻ lesor
Vào một số hội nhóm của phụ nữ trên mạng, sẽ bắt gặp vài từ khó hiểu như “incel”, “lesor” khi chị em kể xấu đàn ông. Trong tiếng Anh, incel là từ ghép của cụm từ “involuntary celibate” (độc thân không tự nguyện).
Mong con lan tỏa điều tích cực
Mong con lan tỏa điều tích cực
Tối nào cũng vậy, sau khi đánh răng rửa mặt, đọc kinh tạ ơn một ngày đã qua, thì tới tiết mục câu hỏi hoặc kể một câu chuyện để các con có giấc ngủ ngon. Mấy hôm nay, thời tiết giao mùa nên se lạnh làm nhiều người bị...