Vị Tết xưa

Có một liên tưởng thú vị rằng miền Trung như chiếc đòn gánh, gánh hai đầu thúng thóc trên vai. Chỉ cần nghĩ vậy thôi, chiếc đòn gánh ấy đã cong oằn trong nỗi nhớ của mỗi người con xa quê...

Quê tôi, miền Sơn Tịnh Quảng Ngãi, một mảnh đất nhỏ hẹp, nắng cháy da của miền Trung “đất cày lên sỏi đá”. Chiến tranh và nghèo khó khiến nhiều người phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn, tha hương cầu thực.

Hinh 1 bai Vi Tet xua.webp (99 KB)

Gia đình tôi cũng rời xa quê hương vì hoàn cảnh nên khi ra đi lòng bao nỗi nhớ, không phải là cái nhớ thương bình thường, mà là cái thương nhớ “cắt ruột”, như cha mẹ vẫn thường nói với chúng tôi mỗi khi nhắc đến quê cha đất tổ của mình.

Riêng tôi, nhớ nhất là những kỷ niệm gắn với tuổi ấu thơ mà tôi luôn cất giữ trong “ngăn kéo ký ức”. Ngày ấy, tôi thích nhất là ba ngày Tết. Không phải cái Tết chung chung, mà cái Tết quê nghèo không có gì hơn, ngoài niềm vui khó nhọc mà cha mẹ tôi dành dụm được. Tôi biết nhà người ta có thịt heo, có bánh tét, có kẹo thèo lèo, nhà tôi chỉ có hai thứ bánh đơn sơ do chính tay cha mẹ làm ra. Đó là bành nổ và bánh thuẫn...

Bánh nổ được làm ra từ những hạt nếp hương mà cha mẹ tôi cày cấy trên đám ruộng “rộc” - từ địa phương chỉ một đám ruộng nhỏ màu mỡ và quanh năm được tưới nước đầy đủ, hoặc được kéo lên từ “bờ xe nước” của một khúc sông Trà. Nhờ thế, những hạt nếp hương no tròn tỏa mùi thơm, sau khi phơi cất trong bồ, chờ đến Tết đem rang trên chiếc nồi cát, tiếng nổ lụp bụp. Anh em tôi quây quần quanh bếp lửa, chỉ chực bàn tay mẹ mở nắp để lượm những hạt bỏng nổ tung, vung vãi quanh bếp tro mà hít hà, mà sung sướng cho vào cái miệng thèm thuồng, háu ăn. Khi những hạt nếp nổ giòn, bỏng trắng xóa đầy vun trong thúng, mẹ tôi sên đường, rồi đâm gừng tươi bỏ vào cho thơm. Cha tôi đã để sẵn một cái khuôn bằng gỗ mít màu cánh gián rất đẹp, đêm 29 - 30 Tết là tiếng dện bánh lại thập thùng. Hình ảnh cha giơ chiếc vồ đóng xuống đều đều, hai cánh tay vạm vỡ phi thường. Sau khi bánh kết dính vào nhau thành cây, cha tháo khuôn, mẹ tôi khéo léo dùng chiếc dao cán dài bén ngót xắt bánh ra từng chiếc vuông vức, đều đặn. Những mảnh vỡ cùi dày sót lại, anh em tôi chia nhau, gói vào giấy báo cất riêng. Tôi thường bị anh lén ăn bớt, chị tôi lại đền phần mình cho em...

Hinh 2 bai Vi Tet xua.jpg (139 KB)

Bánh thuẫn cũng hấp dẫn tuổi thơ tôi không kém. Đàn vịt đẻ mẹ nuôi ngoài ao, để dành những quả trứng to làm bánh. Hàng mì tinh cha trồng quanh bờ rào, đã thu lên xay thành bột. Cứ thế, một ký trứng, một ký đường vàng, một ký hai bột mì tinh trộn vào. Anh em chúng tôi thay nhau “đánh” bột, đánh mãi cho đến khi bột nổi là lúc mẹ bắt đầu đổ bánh. Trên nồi than đỏ rực là cái khuôn 12 hình kiểu khác nhau. Mẹ lấy một que chuối đập dập để quệt dầu vào khuôn, đổ bột vào và đậy nắp lại, trên nắp là những cục than hồng. Nhờ thế mà bánh rất dậy, nở đều vun cả lên, mẹ nói bánh thuẫn nở đẹp là năm nay nhà mình ăn nên làm ra. Dĩ nhiên, mẹ luôn cho chúng tôi những chiếc bánh đầu bị lỗi do lửa chưa đều. Mùi vani trong bánh chín thơm lừng xộc vào mũi, đứa nào cũng thòm thèm chảy nước miếng. Vì vậy mà sau này xa quê, cái mùi bánh mê hoặc ấy không thể nào quên... Bây giờ với hương vị bánh chợ, không sao bằng được ngày xưa, cho nên trong tôi, mùi bánh nổ, bánh thuẫn đã nuôi lớn một phần tuổi thơ tôi, và đã trở thành thứ mùi của nỗi nhớ, dù có lưu lạc khắp bốn phương trời. Hạnh phúc nhất là được thắp lên bàn thờ tổ tiên, cha mẹ nén hương lòng, cùng với hai loại bánh “gia bảo” của nhà tôi mà thương, mà nhớ đầy vơi...

Có lẽ sau này, tôi cũng muốn các con mình nhớ đến chúng tôi, chính là nhớ đến hương vị quê hương đã được ấp ủ, dưỡng nuôi từ dòng sữa mẹ sông Trà...

NGUYỄN THÁNH NGÃ

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Giới tính thai nhi chiếc “túi mù” lớn nhất
Khi quyết định chờ đợi đến ngày sinh rồi biết giới tính của thai nhi, nhiều người ví von đó như cách hồi hộp chờ khui “túi mù” rất lớn - món quà hạnh phúc của cha mẹ. So với “trend” khui túi mù thì chờ đợi đủ tháng đủ...
Hàng rào bù ngót của mẹ
Hàng rào bù ngót của mẹ
Thay vì trồng dâm bụt, xương rồng hay bất kỳ loại cây nào khác, mẹ tôi chọn bù ngót để tạo nên hàng rào xanh mướt bao quanh khoảnh sân gạch
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
Hạt đậu dưới 20 lớp nệm
“Công chúa và hạt đậu” của nhà văn Hans Christian Andersen thoạt nhìn là một truyện cổ tích kỳ lạ, có chút phi logic và châm biếm.
Người trẻ xa quê mưu sinh
Người trẻ xa quê mưu sinh
Mỗi tối, sau khi hoàn thành cuốc xe cuối cùng, Hoàng vào một quán ven đường, gọi dĩa cơm bình dân và lướt nhanh tin nhắn từ mẹ: “Con nhớ ăn uống đầy đủ nha, đừng thức khuya quá”.
Nhà trọ và nhà thờ
Nhà trọ và nhà thờ
Là công nhân may, làm việc trong một khu công nghiệp lớn của thành phố, như bao người xa quê khác, tôi đã quen với cảnh chuyển trọ hết lần này đến lần khác.
Bữa cơm nghèo ở quê
Bữa cơm nghèo ở quê
Dù ở đâu, bữa cơm nghèo cũng đạm bạc, nhưng nơi làng quê xa chợ búa, cái nghèo lại mang một màu sắc rất riêng.
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Một nửa sự thật… truyền cảm hứng!
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật chưa chắc là sự thật”. Vì vậy, một nửa sự thật không phải lúc nào cũng xấu.
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Cua đồng chiên, thương miền ký ức!
Hồi nhỏ tôi ở với ngoại, nhà ngoại ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), lội qua con rạch Bờ Ao là tới được Long Xuyên. Hồi ấy, con đường mòn trước nhà, kế bờ sông, cứ đi mấy trăm mét mới thấy lác đác hai ba mái chòi lụp xụp,...
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Gỏi bưởi - ngon miệng, đẹp mắt và tinh tế
Là loại trái cây quen thuộc trong gia đình người Việt, bưởi rất được ưa chuộng khi ăn tươi trực tiếp, hay chế biến thành các món ăn.