13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (P2)

“Một giáo hội tự thiết lập là “trung tâm” sẽ rơi vào thuyết chức năng”

Jmj 2013, Rio de Janeiro, Brazil

Năm 2015, nhân kỷ niệm hai năm Đức Phanxicô được bầu chọn làm giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội, Nguyệt san Công giáo “Documentations Catholiques” đã chọn 13 bài diễn văn của ngài mà họ nhận định là thiết yếu và có thể xem đó là “chữ ký chính thức” của Đức Thánh Cha.

Ngày 28 tháng 7 năm 2013, Đức Phanxicô có một diễn văn cho ủy ban phối hợp của CELAM (Ủy Ban Phối Hợp Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latin). Trong bài phát biểu, Đức Giáo Hoàng nói lại về tầm quan trọng của hội nghị CELAM tại Aparecida lần thứ 5 về vấn đề truyền giáo trong châu lục Châu Mỹ Latin. Trước tiên, ngài gợi lại những đặc điểm của hội nghị này, sau đó Giáo Hoàng nhấn mạnh đến 2 thách đố hiện tại của Giáo Hội Châu Mỹ Latin ngày hôm nay: “Cuộc canh tân nội bộ của Giáo Hội và việc đối thoại với thế giới hiện tại”. Ngài mời gọi các giám mục hoán cải mục vụ như tài liệu của Aparecida đề nghị và đáp ứng những thách đố này bằng cách tránh một vài cám dỗ của người môn đệ thừa sai mà Giáo Hoàng đã cẩn thận liệt kê.

Tôi tạ ơn Thiên Chúa về dịp này, để tôi có thể nói chuyện với tất cả anh em giám mục của tôi, những người trách nhiệm của CELAM cho 4 năm 2011- 2015. Từ 5 đến 7 năm nay, CELAM phục vụ cho 22 Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latin và Caribe, hợp tác cách liên đới và hỗ tương để cổ vũ, khuyến khích và năng động hóa tính đồng đoàn của giám mục, và sự hiệp thông của các giáo hội của vùng này với mục tử của mình. Cũng như các sư huynh, tôi cũng là chứng nhân của sự thúc đẩy mãnh liệt của thánh thần trong hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latin và Caribe tại Aparecida tháng 5 năm 2007, vẫn tiếp tục linh hoạt những công việc của CELAM để canh tân các giáo hội riêng biệt mà tất cả ai cũng chờ mong. Tôi muốn đặt trọng tâm cuộc trao đổi này về gia sản đã có từ cuộc gặp gỡ huynh đệ mà tất cả chúng ta đã muốn mang tên là sứ vụ truyền giáo châu lục.

1. Những đặc điểm đặc thù của Aparecida. Có 4 đặc điểm mà hội nghị lần thứ 5 đã nêu ra, như 4 cột trụ của sự phát triển của hội nghị Aparecida, và nhờ đó đã làm cho hội nghị có sắc thái đặc biệt :

a. Một cuộc bắt đầu không có tài liệu Medellin, Puebla và Saint-Dominigue đã khởi sự công việc của mình với một lịch trình chuẩn bị đưa đến một loại Công Cụ Làm Việc, trong đó đã khai triển tham luận, suy tư và phê chuẩn tài liệu cuối cùng. Trong khi đó Aparecida đã cổ vũ sự tham gia của các giáo hội riêng rẽ như là lịch trình chuẩn bị dẫn đến một tài liệu tổng kết. Tài liệu này dù được quy chiếu trong hội nghị lần thứ 5, đã không được chọn như là một tài liệu bắt đầu. Công việc bắt đầu lại là tóm kết chung của những ưu tư của các mục tử trước sự biến đổi thời đại và việc cần thiết tạo lại cuộc sống người môn đệ và người thừa sai, qua đó Chúa Kitô đã thiết lập Giáo hội của mình.

b. Bầu không khí cầu nguyện với dân Thiên Chúa : nhắc lại bầu không khí cầu nguyện nhờ sự chia sẻ thánh thể hằng ngày cũng như những giờ phụng vụ khác là điều quan trọng, trong những giờ đó, chúng ta luôn được đồng hành với dân Thiên Chúa. Mặt khác, do công việc được làm ở tầng dưới của chính điện, nhạc tự động kèm theo các bài hát và kinh nguyện của giáo dân giúp cho bầu không khí nhiều hơn.

c. Một bản văn kết thúc bằng hành động, với việc truyền giáo châu lục. Trong bối cảnh cầu nguyện và một cuộc sống niềm tin, dấy lên ước muốn có được một cuộc hiện xuống mới cho Giáo hội và việc dấn thân truyền giáo châu lục.

d. Chiều kích của việc truyền giáo châu lục : việc truyền giáo châu lục được nhìn dưới 2 chiều kích là lập chương trình và paradigmatique

2. Việc truyền giáo theo chương trình, như tên gọi của nó, liên quan đến việc thể hiện hành động có tính cách truyền giáo. Việc truyền giáo theo paradigmatique, trái lại, nhìn dưới góc cạnh truyền giáo là những sinh hoạt bình thường của các Giáo hội đặc biệt. Dĩ nhiên, ở đây hậu quả của nó là cả một sự năng động canh tân các cơ cấu Giáo hội. Việc “đổi thay” các cơ cấu không phải là hoa quả của một nghiên cứu về việc tổ chức các cơ cấu Giáo hội chức năng theo kết quả của một sự sắp đặt tĩnh, nhưng là một thành quả của sự năng động về truyền giáo, điều này làm rơi rụng những cơ cấu lỗi thời, đưa đến sự thay đổi con tim của người tín hữu, chính đó mới là truyền giáo. Vì vậy, sứ vụ truyền giáo, paradigmatique là quan trọng hơn việc lập chương trình. Sứ vụ truyền giáo châu lục dù theo chương trình hay theo paradigmatique, đòi hỏi khơi dậy lương tâm của một Giáo hội biết sắp xếp để phục vụ tất cả những người được chịu phép rửa và những người thiện chí. Người môn đệ của Chúa Kitô không phải là một người đơn côi trong một linh đạo thuần thân thuộc cá nhân, nhưng là một con người sống cộng đoàn để trao ban cho người khác. Sứ vụ truyền giáo châu lục bao gồm đương nhiên tính thuộc về Giáo hội. Một tổ chức như loại này bắt đầu bằng sự việc là môn đệ truyền giáo và đòi hỏi hiểu biết căn tính của người tín hữu như là thuộc về Giáo hội. Đòi hỏi chúng ta diễn tả rõ ràng có những thách đố hiện tại nào trong chiều kích truyền giáo với tư cách là người môn đệ. Tôi chỉ nhấn mạnh đến 2 điểm : cuộc canh tân nội bộ của Giáo hội và cuộc đối thoại với thế giới hiện tại: việc canh tân nội bộ của Giáo hội Aparecida đã đề nghị cuộc hoán cải mục vụ như là thiết yếu. Việc hoán cải này đòi hỏi tin rằng trong Tin Mừng về Đức Kitô là đấng sáng lập nước Chúa trong việc xâm nhâp thế giới, trong sự hiện diện vinh hiển của Ngài trên sự dữ, tin vào sự hỗ trợ và hướng dẫn của Thần Khí, tin rằng Giáo hội là thân thể của Đức Kitô và là một Giáo hội nối tiếp năng động của mầu nhiệm nhập thể. Trong ý niệm này, với tư cách là những mục tử, điều thiết yếu là chúng ta phải khơi dậy những vấn nạn quy chiếu về Giáo hội mà chúng ta là thủ lĩnh, những câu hỏi này hướng dẫn để xem xét tình hình của các giáo phận trong sự chấp nhận của tinh thần Aparecida, và là những câu hỏi mà chúng ta phải tự đặt thường xuyên cho chính chúng ta, xem như là một lượng định :

a. Chúng ta có làm gì để công việc và của linh mục chúng ta thực sự có tính mục vụ hơn là hành chánh. Ai là người được hưởng chính trong công việc Giáo hội, với tính cách một Giáo hội tổ chức hay với tính cách là dân Thiên Chúa trong một tổng thể của nó ?

b. Chúng ta có vượt thắng được nỗi cám dỗ đối với những vấn đề phức tạp nảy sinh dễ dàng đưa đến một phản ứng tiêu cực, chúng ta có thói quen hay không đưa đến tính hiếu thắng ? Chúng ta có cổ vũ hay không để có những nơi và những dịp để biểu lộ lòng thường xót của Thiên Chúa ? Chúng ta có ý thức về trách nhiệm để nhìn xem lại những sinh hoạt mục vụ và việc thi hành những cơ cấu của Giáo hội bằng cách tìm lợi ích của tín hữu và của xã hội chăng ?

c. Trong thực tế chúng ta có giúp cho người tín hữu tham gia với sứ vụ truyền giáo không ? Chúng ta có ban bố lời Chúa và các bí tích với một lương tâm trong suốt và một xác tín rằng Thánh Thần biểu lộ qua họ không ?

d. Việc biện phân mục vụ có chăng là một tiêu chuẩn thường xuyên bằng cách tham khảo những hội đồng giáo phận không ? Những tổ chức, những hội đồng mục vụ giáo xứ và những công việc kinh tế có chăng là những nơi thực tế để người giáo dân tham gia trong việc thăm dò, tổ chức là liên kế hoạch mục vụ không ?

Việc tổ chức các hội đồng tốt đẹp là điều cương quyết, về điểm này tôi nghĩ rằng chúng ta khá chậm trễ.

e. Chúng ta, những mục tử, giám mục và các linh mục, chúng ta có ý thức và xác tín về sứ vụ của người giáo dân và cho họ sự tự do để họ có thể biện phân theo con đường của họ là những môn đệ, theo sứ vụ mà Chúa đã trao phó cho họ không ? Chúng ta có nâng đỡ họ và đồng hành với họ không ? Biết vượt lên cám dỗ lợi dụng họ hay làm cho họ lệ thuộc mình ? Chúng ta có luôn cởi mở để chính chúng ta được cật vấn trong việc tìm tòi ít lợi ích của Giáo hội và việc truyền giáo trong thế giới không ?

f. Những nhân viên mục vụ và những giáo dân nói chung có luôn nghĩ họ thuộc về Giáo Hội ? Họ có tự thấy mình gần gũi với những người tín hữu xa hay có khoảng cách không ? Họ có cùng căn tính với Giáo Hội không ?

Chúng ta có thể hiểu được đây là vấn đề của những thái độ. Sự hoán cải mục vụ liên hệ đặc biệt đến những thái độ và sự canh tân đời sống. Một sự biến đổi thái độ chắc hẳn là năng động khi chúng ta đi vào trong tiến trình và chúng ta chỉ có thể tập trung nó bằng con đường đồng hành và biện phân. Điều quan trọng là luôn có trong tư tưởng rằng la bàn để không lạc hướng trên con đường phải là căn tính người Kitô hữu hiểu theo tính thuộc về Giáo hội.

Đối thoại với thế giới hiện đại: nhắc lại lời của Công đồng Vaticanô II là điều cần thiết, đó là niềm vui và niềm hy vọng, nỗi buồn và nỗi lo âu của những con người thời đại của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo và những người đau khổ, cũng chính là niềm vui và niềm hy vọng, nỗi buồn và nỗi lo âu của những môn đệ Chúa Kitô, đó là cơ bản của việc đối thoại với thế giới hiện tại. Lời đáp trả những câu hỏi hiện sinh của những con người ngày hôm nay, đặc biệt với những thế hệ mới, lưu tâm nhiều hơn đến ngôn ngữ của họ đòi hỏi một sự thay đổi đầy hoa quả mà chúng ta phải trải qua nhờ sự giúp đỡ của Phúc Âm, của lời giáo huấn và giáo lý xã hội của Giáo hội. Những khung cảnh, cũng như những con người thì thật là đa diện, ví dụ trong cùng một thành phố có nhiều tập thể tưởng tượng khác nhau lại “khác nhau về thành phố”, nếu chúng ta chỉ ở trong phạm vi “văn hóa từ xưa”, nghĩa là văn hóa của vùng nông thôn, thì kết quả chắc chắn sẽ là loại trừ sức mạnh của thánh linh. Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Chúng ta phải biết khám phá người để có thể loan truyền trong ngôn ngữ của mỗi văn hóa, của mỗi thực tại, của mỗi ngôn ngữ với một nhịp điệu khác nhau.

g. Một vài cám dỗ của người môn đệ truyền giáo: việc chọn lựa truyền giáo của người môn đệ sẽ gặp phải một số cám dỗ, hiểu biết chiến lược của tinh thần xấu là điều quan trọng để giúp cho chúng ta trong việc biện phân. Vấn đề không phải là để đi ra đuổi những ma quỷ, nhưng chỉ cần sáng suốt và biết kế hoạch của Phúc Âm. Tôi chỉ nêu lên một số thái độ tạo hình dáng cho một “Giáo hội bị cám dỗ”, vấn đề là phải biết một số đề nghị hiện tại có thể ẩn mình dưới sự năng động của người môn đệ truyền giáo và ngưng, ngay cả có thể bị thất bại.

(còn nữa)

Nt QUỲNH GIAO Fmm

chuyển ngữ

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi được nhiều tu sĩ lẫn giáo dân chọn là điểm đến để tĩnh tâm. Không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa những hàng cây cổ thụ mang đến sự bình an và sức mạnh tinh...
Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi được nhiều tu sĩ lẫn giáo dân chọn là điểm đến để tĩnh tâm. Không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa những hàng cây cổ thụ mang đến sự bình an và sức mạnh tinh...
Khung cửa hẹp
Khung cửa hẹp
Mấy ngày chuẩn bị bước vô Mùa Chay, tôi lạc vào Khung Cửa Hẹp, đắm mình trong thế giới văn chương đầy mê hoặc của André Gide, với ngôn từ bay bổng, phóng khoáng “tê mê phới phới” qua lối dịch rất riêng của thi sĩ Bùi Giáng.
Chuyến hành hương của hy vọng
Chuyến hành hương của hy vọng
Trời còn chưa sáng hẳn, An đã khoác ba lô lên vai, mở cánh cổng nhỏ, bước ra khỏi dãy nhà trọ trong niềm háo hức. Chuyến hành hương này cô đã mong đợi từ lâu.
Vẽ nên tình mẫu tử bằng gốm và tranh
Vẽ nên tình mẫu tử bằng gốm và tranh
Không tình yêu nào có thể sánh với tình yêu của mẹ dành cho con và phụ nữ đừng lãng quên đam mê dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đó là thông điệp mà họa sĩ Nguyễn Ðiệp 99 muốn gởi đến thông qua các tác phẩm nghệ thuật...
Đan viện Châu Sơn, vẻ đẹp nhuốm màu thời gian
Đan viện Châu Sơn, vẻ đẹp nhuốm màu thời gian
Thánh đường Đan viện Châu Sơn được khánh thành năm 1939 và cung hiến năm 1945. Thiết kế theo kiểu Gothic, đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình.
“Sống theo đúng mục đích”, nhích dần đến hạnh phúc
“Sống theo đúng mục đích”, nhích dần đến hạnh phúc
Tết Nguyên đán là dịp mà tôi được trở về bên gia đình. Mỗi ngóc ngách trong nhà đều gắn với những kỷ niệm tuổi thơ của chị em tôi.
Áp lực tuổi trẻ
Áp lực tuổi trẻ
Một ngày đẹp trời, bạn lên mạng xã hội và thấy người trạc tuổi mình khoe nhà, khoe xe, khoe tài khoản ngân hàng số dư nhiều con số 0…