Giật mình và cáo mình

Mình đọc vội vàng Tông thư Cửa Ngõ Đức Tin. Đang đọc thật nhanh, thì bị vấp. Đành thôi đọc nhanh, để đọc thật chậm.

Dường như Đức Thánh Cha bức xúc lắm khi ngài viết: “Giáo Hội phải liên tục tiến bước trên con đường sám hối và canh tân” (CNĐT 6). Nói như thế cũng y như nói: “Giáo Hội phải tắm hoài hoài”. Vì bẩn mới tắm. Vì bẩn hoài hoài nên mới phải tắm hoài hoài. Lời nói của Đức Thánh Cha làm cho mình cảm thấy vừa xấu hổ vừa tự ái. Thì ra Giáo Hội của mình là như thế sao? Bẩn và bẩn hoài. Yếu đuối và sa ngã liền liền. Buồn quá!

Đọc Tông thư Cửa Ngõ Đức Tin, mình giật mình nhớ đến thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Độ. Đức Gioan Phaolô II tuyên bố: “Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải nêu lên chứng tá khiêm tốn, trước hết đối với chính mình, khi dám tự kiểm thảo ở mức độ cá nhân cũng như cộng đoàn, ngõ hầu sửa chữa lại trong cung cách sống của mình, những gì đi ngược với Tin Mừng và làm biến dạng dung nhan Đức Kitô” (SVĐCĐ 43).

Đọc nhanh, đọc chậm, rồi thôi đọc để ngẫm nghĩ. Mình tự hỏi: trong mấy chục năm truyền giáo, mình có loan báo một Đức Giêsu chính thống hay không? Mình có làm biến dạng dung nhan của Đức Giêsu hay không? Câu hỏi lớn quá, mình chưa đủ can đảm để trả lời.

Mình nghĩ về thời Công Vụ Tông Đồ. Mình thấy các Tông đồ cũng chưa hiểu hết được tâm ý của Thầy. Do đó các ngài cũng đã rao giảng một Đức Giêsu không tròn vẹn. Cụ thể là Chúa đã hủy bỏ trọn vẹn 47 câu trong chương 11 của Sách Lêvi. Môsê đã long trọng mở đầu chương 11 như sau: “Giavê phán cùng Môsê và Aharon rằng”. Sau đó ông kể tỉ mỉ về những đồ ăn mà ông bảo là uế và ai ăn thì bị mắc uế. Ông bảo là uế, còn Đức Giêsu thì dạy rằng: “Mọi đồ ăn đều thanh hết” (Mc 7,19). Chúa tuyên bố rõ như thế, vậy mà các Tông đồ không hiểu.Vì không hiểu, nên các ông bị mắng nặng lời: “Cả anh em nữa, anh em cũng tối dạ như thế sao?” (Mc 7,8). Bị mắng là tối dạ, thế mà chừng mười năm sau, Thánh Phêrô vẫn tối dạ. Ông ngang nhiên chống lại Lời Chúa:

- Phêrô, trỗi dậy làm thịt mà ăn.

- Lạy Chúa, không được đâu. Chưa bao giờ con bỏ vào miệng con những thứ ô uế ấy.

- “Những gì Thiên Chúa tuyên bố là sạch, thì ngươi chớ bảo là ô uế” (Cv 10,12-15).

Sau Thánh Phêrô thì đến Thánh Giacôbê. Để kết thúc Công đồng Giêrusalem, Thánh Giacôbê đã tuyên bố một lời sai với giáo huấn của Chúa về luật thanh uế: “Người ngoại trở lại phải kiêng không được ăn thịt những con vật chết ngạt và không được ăn tiết” (Cv 15,19-20).

Các Tông đồ đã là thế, thì huống hồ là mình. Mình chỉ còn biết cúi đầu nhận lỗi và thầm đọc Kinh Cáo Mình: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em…”.

Lại giật mình một lần nữa.

Mình lấy máy tính ra để bấm, mới thấy rằng trong suốt 70 năm cuộc đời, mình đã đọc Kinh Cáo Mình ít nhất là 50.000 lần. Mình đã sám hối mỗi ngày ít nhất là hai lần. Mình liên tục sám hối. Sám hối nhiều hơn lòng muốn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Thế mà kết quả thì... chả thấy gì hết. Tại sao vậy? Mình nghiệm ra rằng: hằng ngày mình chỉ thành thật thú tội “cùng Thiên Chúa toàn năng” mà thôi. Còn câu “và cùng anh chị em” thì chỉ là nói phét. Khi lấy tay đấm ngực và đọc: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, thì cũng chỉ là nói dóc đấy thôi.

Trong thực tế mình chỉ nhận lỗi với Chúa, còn với tha nhân, thì đừng hòng. Nếu mình đủ can đảm và thành thật, thì mình cứ thẳng thắn đọc Kinh Cáo Mình như sau: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và không cùng anh chị em… không phải lỗi tại tôi, không phải lỗi tại tôi một tí nào…”.

Bây giờ mình mới ngộ ra rằng: sám hối và sám hối thành thật là đoạn đường tất yếu phải có trước Phép Rửa. Người truyền giáo cũng phải sám hối liên tục để rao giảng một Đức Giêsu tròn trịa, không méo mó. Chính Đức Giêsu đã kêu gọi sám hối trước, rồi tin vào Tin Mừng: “Thời kỳ đã mãn và triều đại nước Thiên Chúa đã gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).

Mình đang cúi đầu xấu hổ vì đã sám hối dối trá 50.000 lần, thì bỗng lại giật mình. Trên màn ảnh ký ức của mình, hiện ra một gia đình biết sám hối chân thành. Cả gia đình cùng đọc Kinh Cáo Mình, nhưng rất chính xác, chứ không dối trá như mình.

Gia đình ấy có hai vợ chồng và bốn đứa con. Tối nào cũng đọc kinh. Bố cục giờ kinh rất khoa học:

- Hát Kinh “Cầu Xin Chúa Thánh Thần”.

- Ba kinh: Tin, Cậy, Mến.

- Bài Tin Mừng. Đọc, chia sẻ và cầu nguyện tự phát.

- Suy gẫm một Mầu Nhiệm Mân Côi và lần hạt một chục.

- Xét mình chung.

- Đọc Kinh Cáo Mình.

- Hát bài kính Đức Mẹ.

- Kết thúc bằng nghi thức chúc lành.

Mình đánh giá phần xét mình chung là tuyệt vời. Mình ghi nhận một buổi xét mình chung như sau:

Chồng: Sáng hôm nay anh nóng nảy và đã nặng lời với em. Anh xin lỗi. Em bỏ qua cho anh nhá.

Vợ: Thì cũng tại em lì, anh mới quạu như thế. Em xin lỗi anh.

Hai vợ chồng bắt tay nhau, nở những nụ cười rất chân thành, rất thoải mái. Bốn đứa con vỗ tay hoan hô. Vợ chồng cười. Con cái cười. Cả nhà vui.

Sau đó đến lượt con cái sám hối do chính cha mẹ hướng dẫn.

Mẹ: Sáng nay thằng Hai ăn hiếp em, không đúng tư cách của một người anh. Con phải xin lỗi em con.

Thằng anh vừa cười bẽn lẽn, vừa bắt tay xin lỗi em. Thằng em cũng cười bẽn lẽn với anh.

Bố: Út, hồi chiều con có hỗn với chị. Khoanh tay xin lỗi chị đàng hoàng.

Thằng Út đến trước mặt chị, khoanh tay, nói lí nhí: “Em xin lỗi chị, em hứa không như vậy nữa”. Cô chị ôm cậu em, đánh yêu vài cái lên lưng em.

Sau khi mọi người xin lỗi nhau, cả nhà cùng đọc “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em”. Lời thú nhận rất chân thành. Lòng tha thứ rất chân thành. Tình yêu chan hòa. Hạnh phúc tràn ngập. Ấn tượng vô cùng!

Kinh Cáo Mình làm mình giật mình. Nhờ giật mình, mình thình lình nghĩ ra nhiều chuyện. Chuyện buồn, chuyện vui, chuyện vô ích và hữu ích, và có cả chuyện buồn cười nữa, chẳng hạn như:

* Các Tông đồ mà không hiểu lời Chúa dạy. Do đó trên đường loan báo Tin Mừng, có những giáo huấn của các ngài không phù hợp với ý Chúa. Chuyện kỳ lạ mà có thật. Người truyền giáo phải khiêm tốn và sám hối liên lỉ, đó là điều vừa rất đúng, vừa rất bức xúc.

* Một gia đình giáo dân biết đưa tinh thần sám hối vào buổi đọc kinh tối là một sáng kiến không do chủ chăn, mà còn tiến bộ hơn chủ chăn, thì quả là một việc làm vừa đáng tuyên dương, vừa nên chứng nhân cho mọi gia đình và mọi người

* Giáo Hội phải liên tục tiến bước trên con đường sám hối và canh tân. Đó là một giáo huấn mà mình phải mãi mãi ghi nhớ và ghi ơn Đức Bênêđictô XVI.

Tạp bút của Lm Piô Ngô Phúc Hậu

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.