Lá thư ngỏ gửi các ông Pharisêu

Kính thưa Quý vị Pharisêu!

Tôi là người ngoại, tôi không biết phải xưng hô thế nào với Quý vị cho phải phép. Xin Quý vị thông cảm và tha thứ cho tôi.

Là thương gia, tôi phải bôn ba từ Bắc chí Nam. Đi đến đâu tôi cũng thấy Quý vị: thấy ở nguyện đường; thấy ở các ngã tư đường phố; thấy ở các lễ hội và thấy ở các đám tiệc tư gia. Ở nguyện đường, thì Quý vị được mọi người coi như bậc tôn sư. Ở ngoài đường, thì Quý vị được coi như giới thượng lưu. Ở các đám tiệc, thì Quý vị là khách quý thượng thặng. Khăn áo của Quý vị lúc nào cũng trang trọng: tua áo dài hơn và đẹp hơn áo của dân gian.

Ở quê hương tôi không có đẳng cấp nào được nhân dân tôn kính như thế. Tôi thắc mắc, tôi tò mò, tôi phỏng vấn, thì mọi người từ già tới trẻ, từ nông thôn đến thành phố đều mô tả đời sống của Quý vị giống hệt như nhau:

Mỗi ngày Quý vị đọc kinh tới năm lần: kinh sáng (lúc mặt trời mọc); kinh Ba (giữa sáng và trưa); kinh Sáu (lúc mặt trời đứng bóng); kinh Chín (giữa trưa và lúc mặt trời lặn); kinh Chiều (lúc mặt trời lặn). Đến giờ đọc kinh, thì dù đang đi đường, Quý vị cũng dừng chân, dang tay và đọc kinh lớn tiếng.

Mỗi tuần Quý vị ăn chay hai ngày: thứ Hai và thứ Năm. Ăn chay là nhịn ăn uống tuyệt đối từ lúc mặt trời mọc cho đến khi nó lặn xuống ở ngoài khơi Địa Trung Hải.

Những ngày ấy, ai gặp Quý vị ở ngoài đường, thì nhận ra ngay. Hễ Quý vị ăn chay, thì áo xống bèo nhèo, nét mặt rầu rầu

Bộ Thánh kinh dày cộm, một con lạc đà chở không hết, thế mà Quý vị nhớ từng lời từng chữ trong ấy, y như chúng tôi nhớ mười ngón tay trên hai bàn tay. Luật của Môsê nhiều như tóc trên đầu, thế mà Quý vị trích dẫn câu cú đâu vào đấy. Một trăm năm mươi Thánh vịnh, mỗi Thánh vịnh có bao nhiêu câu, mỗi câu có bao nhiêu từ, Quý vị đều thuộc nằm lòng. Ngày nào Quý vị cũng đọc Thánh vịnh, y như chúng tôi ngày ngày nhai và nuốt bánh mì. Trên ve áo của Quý vị đều có thêu một câu Thánh vịnh mà Quý vị quý yêu như bé thơ yêu quý sữa mẹ.

Quý vị tôn kính Đền thờ y như chúng tôi tôn kính cung đình của thần Giupite. Hằng năm Quý vị đổ vào đấy mười phần trăm công sức của mồ hôi nước mắt. Sùng đạo đến thế là cùng!

Sau khi nhận được những thông tin đầy đủ về cuộc đời của Quý vị, tôi muốn quỳ xuống để hôn mãi hai bàn chân và hai bàn tay của Quý vị. Quý vị không còn là người phàm như chúng tôi, mà đã trở thành những ông tiên từ trời giáng thế. Đáng kính vô cùng! Đáng mến ngàn trùng!

Tôi đang than thân trách phận cho quê hương tôi, vì không có diễm phúc được tiên thánh giáng trần như ở đây, thì bỗng có tin đồn về một sứ ngôn siêu phàm. Tôi lại tò mò tìm hiểu. Tôi nắm lý lịch người ấy trong tay. Đó là một anh thợ mộc tên là Giêsu, xuất thân từ Nadarét. Là người nước ngoài, chúng tôi cũng biết rằng Nadarét là làng lạc hậu nhất của nước Do Thái. Chúng tôi vẫn thường mỉm cười nói với nhau rằng: “Thằng đàn ông nào mà ông trời ghét nhất, sẽ cho nó một con vợ Nadarét. Thế là đời nó tàn”. Tôi đem chuyện anh chàng thợ mộc Nadarét này ra để lãnh ý kiến của Quý vị, thì Quý vị chỉ cười mỉa. Thế là tôi đánh giá rất đúng về ngôn sứ buồn cười ấy.

Biết chắc chắn hắn là một ngôn sứ dỏm rồi, tôi vẫn tò mò đi nghe hắn giảng, để xem hắn dỏm tới mức độ nào. Tôi có vựa cá ở Caphácnaum, nên có điều kiện được thỏa mãn tính tò mò của mình. Caphácnaum là trung tâm sinh hoạt của hắn.

Nhưng mà thưa Quý vị Pharisêu, ông Giêsu Nadarét ấy là một ngôn sứ cao cả thật. Hôm ấy tôi đi nghe Ngài giảng. Ngài ngồi ở trong xuồng còn thính giả thì ngồi ở trên bờ. Tôi lén đến ngồi ở sau lưng quần chúng để Ngài đừng thấy tôi. Nhưng tôi vừa ngồi xuống, thì ánh mắt của Ngài đã chiếu thẳng vào tôi. Tôi cảm thấy ánh mắt ấy xoáy vào tận thâm tâm của tôi. Ánh mắt ấy rờ vào được cả quá khứ lẫn hiện tại. Ánh mắt ấy đếm được từng hành động thiện ác trong đời của tôi Tôi bị hớp hồn.

Từ hôm ấy, tôi cứ lẽo đẽo đi theo Ngài. Đi để thấy. Đi để nghe. Thấy ánh mắt và nghe giọng nói của Ngài. Ánh mắt thì hiền hiền. Giọng nói thì âm ấm.

Thế rồi, bỗng dưng hôm ấy, tôi không dám nhìn mặt Ngài. Mặt đỏ bừng. Mắt trợn trừng. Giọng đanh như thép. Ngài gằn giọng tuyên án: “Khốn cho các ông, hỡi nhóm pharisêu giả hình”. Tuyên án một lần, nghe nhột nhạt quá chừng! Tuyên án hai lần, rồi ba lần, rồi tám lần. Nhột đến chết được! Tôi bị sốc, ôm đầu ra về, thức trắng một đêm. Suy nghĩ miên man. Suy nghĩ mãi, rồi mới thấy rằng:

1. Hễ ngôn sứ Giêsu ở đâu, thì các ngài có mặt ở đấy. Hễ Ngài mở miệng nói, thì các ngài vểnh tai nghe. Các ngài chăm chú nghe không thua tôi là bao. Nhưng tôi nghe, thì như đứa bé bú sữa mẹ. Còn Quý vị nghe, thì y như anh thợ săn rình mồi.

Sau bài giảng nào, Quý vị cũng bắt bẻ, cũng tranh cãi. Lúc nào Quý vị cũng dựa vào Thánh kinh để lý luận, để lên án. Nhưng lần nào tôi cũng thấy Quý vị sụ mặt quay gót, vừa đi vừa chửi thề. Tôi tự hỏi: tại sao Quý vị am tường Thánh kinh như thế mà không qua mặt được một ông thợ mộc? Tôi suy nghĩ mãi và ngộ ra rằng: Quý vị đang đứng trên cái bệ tương đối, mà cứ tưởng nó là tuyệt đối. Quý vị cứ tưởng Môsê là thần tượng cao cả nhất, trong khi chính Môsê và các ngôn sứ lại nôn nóng chờ đợi vị thần tượng ấy. Tôi nghe nhiều người nói rằng Gioan Tẩy Giả còn lớn hơn Môsê. Thế mà chính Gioan Tẩy Giả đã khẳng định rằng ông không đáng xách dép cho Đức Giêsu.

2. Đi theo Đức Giêsu, nghe Đức Giêsu giảng, riết rồi tôi thấy Quý vị không theo chân lý, mà chỉ theo Danh và Lợi. Để có danh và lợi, Quý vị phải mượn cái đức làm màn che. Người thường không thấy, nhưng cặp mắt thần của Đức Giêsu xuyên thủng cái màn che ấy, để thấy cái rỗng tuếch ở bên trong. Ngài rất dị ứng với sự giả dối này. Chính vì thế mà Ngài rất nặng lời với Quý vị.

Nhờ theo Đức Giêsu và nghe lời giảng của Ngài, tôi mới biết ghét tính giả hình và biết ghét đến nơi đến chốn. Tôi cũng được nghe Ngài cảnh giác các môn đệ đừng lây nhiễm tính giả hình của Quý vị. Thế là chính bản thân tôi từ nay không còn trọng vọng Quý vị nữa. Ôi Quý vị Pharisêu giả hình, xin chào vĩnh biệt.

Tái bút. Khi Đức Giêsu về trời rồi, tôi thấy rất nhiều người trong nhóm Pharisêu trở thành môn đệ của Đức Giêsu. Tôi mừng cho Quý vị. Nhưng dường như Quý vị là những nhà truyền giáo bảo thủ cực kỳ. Tại sao vậy? Theo thiển ý của tôi, thì sở dĩ Quý vị bảo thủ quá đáng là vì các vị quá tin tưởng vào truyền thống ngàn năm của Do Thái giáo; Quý vị coi truyền thống ấy là chân lý tuyệt đối trong khi nó chỉ là tương đối thôi. Một lý do nữa đó là Quý vị coi giáo huấn của Môsê và các ngôn sứ là mạc khải trọn vẹn của Chúa Cha. Thật ra thì chỉ có mạc khải trọn vẹn trong Đức Giêsu mà thôi. Giáo huấn của Môsê và các sứ ngôn chỉ có mảnh vụn mạc khải. Cụ thể là Môsê cho phép ly dị, còn Đức Giêsu thì không. Hỏi tại sao, thì Đức Giêsu bảo: “Vì sự cứng lòng của cha ông các ngươi, mà Môsê đã viết ra điều đó”. Rõ ràng là điều đó không phải là mạc khải của Chúa Cha.

Nhưng dù sao, thì tôi cũng rất vui mừng, vì nhờ Quý vị mà Đức Giêsu đã được loan báo rộng rãi. Bảo thủ thì đáng tiếc. Nhưng sự việc cũng đã qua rồi. Lịch sử sẽ nhìn vào đấy mà đổi mới. Phần riêng tôi, thì tôi đã hối hận vì đã kính trọng Quý vị quá đáng. Nay vì thấy Quý vị hăng say lao động trên cánh đồng truyền giáo, thì tôi lại có thiện cảm với Quý vị. Mong Quý vị đón nhận và hiểu tấm lòng tôi.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.