Một thứ tiếng Việt sang trọng

Có người nói thứ tiếng Việt cẩu thả, túy hứng, dễ dãi đến mức phá vỡ cấu trúc ngôn ngữ, khó nghe khó hiểu. Họ không tôn trọng tiếng mẹ đẻ, hay không hiểu đúng tầm vóc của tiếng nói tác động ra sao đến người nghe, cũng như góp vào việc xây dựng hình ảnh cá nhân như nào. Ngọng, đớt, dị tật cơ quan phát âm đã đành, hay học ít không hiểu ngữ pháp, âm tiết tiếng Việt thì cũng chấp nhận. Đằng này, đôi khi người ta cố ý khiến người có ý thức về tiếng nói phải khó chịu.

Khi được nghe phát thanh viên đài quốc gia hay chương trình tiếng Việt đài phát thanh quốc tế, hẳn bạn sẽ có nhiều cảm xúc, khi từng âm tiết được chăm chút, phát âm chuẩn mực, luyến láy đúng ngữ pháp, chất giọng lên xuống nhịp nhàng. Một đoạn văn bản, tin tức, hoặc thơ văn được đọc đầy thần thái, diễn cảm, khiến ta nhận ra có một thứ tiếng Việt sang trọng, quý phái nhường vậy.

tiengviet.jpg (100 KB)
Giao lưu ra mắt sách “Người Việt nói tiếng Việt”

Không khác cách bài trí nội thất hay dùng trang phục, vỏ âm thanh mang đến giá trị cho người phát âm, như một cách khách quan đánh giá tư chất, học vấn của người nói. Tiếng Việt giọng miền Tây, giọng Sài Gòn, giọng Huế, giọng Hà Nội… nếu được phát âm tốt, chuẩn, giàu xúc cảm sẽ mang đến vẻ đẹp đa dạng của một tiếng nói. Thử hình dung bạn đang ở đâu đó ngoài đất nước, hoặc sinh sống nơi xứ người, “gặp” lại tiếng Việt của đồng bào, ta nói nó vui biết mấy. Không ít người Việt ở hải ngoại kỳ công giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình qua các thế hệ. Và khi xướng lên ở dịp long trọng nào đó, ví như trên kênh truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, họp mặt… mang đến biết bao tình cảm cho cộng đồng và người bản xứ về một tiếng nói thân thuộc.

Vỏ âm thanh mang tính cá thể rất cao, cùng là tiếng Việt nhưng mỗi cá nhân lại nói theo cách riêng, và khi hát hò, ngâm ngợi lại cho thấy nét riêng đậm đà hơn nữa. Tiếng Việt khi hát lên đúng chuẩn mực mới tuyệt vời làm sao, lấp la lấp lánh một nghệ thuật.

Phải gọi là kỳ khôi khi có người viết rất kỹ, nắn nót từng nét, nhưng khi nói lại dễ dãi tùy tiện. Thực ra, nói cũng như viết, đều mang những yêu cầu khắt khe nhằm đạt hiệu quả mong muốn. Khi nói một thứ tiếng Việt chỉn chu sẽ làm nâng cao giá trị bản thân, và cũng đóng góp cho xứ sở, làm giàu tiếng mẹ đẻ, giữ gìn “văn hóa đỉnh” của mọi loại văn hóa.

CÔNG NGUYÊN

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
“Và em, lễ khấn dòng” là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Ðình Bảng, sau các tác phẩm gồm sách giảng văn, giáo trình sách giáo khoa, thơ, văn, ký..., xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay.