Nghĩ về ngày của người cao niên

Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão. Ở quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi đông nhất thế giới này, ngày Kính lão được xem là ngày truyền thống, thể hiện sự coi trọng, chăm sóc, tôn vinh bậc cao niên trong văn hóa xứ mặt trời mọc.

Vào ngày này, thường mọi người sẽ về quê hoặc đến nhà thăm bố mẹ, bày tỏ tình cảm, biết ơn các đấng sinh thành. Mọi người cũng gởi quà biếu cho ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi hay có khi đơn giản chỉ là tự tay nấu một mâm cơm để các bậc cao niên trong gia đình cùng thưởng thức. Ngoài ra, một số hoạt động vui chơi cũng được tổ chức để phục vụ nhu cầu giải trí của người già…

Hinh bai Nghi ve ngay cua nguoi cao nien.jpg (24 KB)

Ngày Kính lão tại Nhật Bản đã trở thành nếp văn hóa với nhiều hoạt động nhân văn là vậy. Cùng với thế giới, Việt Nam lâu nay cũng đã hưởng ứng một ngày dành cho các bậc cao niên: Ngày Quốc tế người cao tuổi (1.10). Các sinh hoạt rộn ràng diễn ra khắp nơi, những hoạt động giúp người cao tuổi được đề cao, quan tâm hơn nhân sự kiện này. Ở từng địa phương, tổ chức người cao tuổi đã hình thành, tạo điều kiện tập hợp - giúp đỡ - lắng nghe bậc cao niên, kết nối thành phần này với xã hội. Vào dịp 1.10, các nơi thường quy tụ, họp mặt người cao tuổi, ủy lạo, động viên, mang lại nhiều niềm vui cho các cụ ông, cụ bà… Trong ngày này, ở mỗi mái ấm gia đình, hai thế hệ trẻ - già được dịp san sẻ yêu thương trong hài hòa đạo lý. Đây là một nét đẹp đạo đức của người Việt từ cổ xưa theo câu “kính lão đắc thọ”.

Nếu như Ngày Kính lão của Nhật Bản chỉ trong phạm vi quốc gia thì Ngày Quốc tế người cao tuổi đã mở ra hơn, nâng lên tầm “quốc tế”, cho thấy cả thế giới dành sự chăm chút, kính trọng, yêu thương bậc cao niên. Nét đẹp văn hóa “kính lão” tìm được tính chung trong một giá trị phổ quát tầm nhân loại.

Trong suốt triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thường nhắc đến vai trò quan trọng của người cao tuổi trong xã hội. Ngài luôn đề cao người già và khuyên thế hệ trẻ hãy hướng về cội nguồn, cố gắng dành thời gian cho những người cao niên. Trong sứ điệp cho ngày Thế giới ông bà và người cao tuổi lần thứ IV, công bố vào cuối tháng 7.2024 vừa qua, Đức Phanxicô đã chỉ ra cho thấy: “Khi gần gũi với người cao tuổi và nhìn nhận vai trò không thể thay thế của họ trong gia đình, trong xã hội, và trong Giáo hội, chúng ta cũng sẽ nhận được nhiều quà tặng, nhiều ân sủng và nhiều phúc lành!”.

“Hãy thể hiện tình yêu dịu dàng đối với ông bà và người lớn tuổi trong gia đình”, lời nhắn gởi của vị cha chung Giáo hội hoàn vũ dành cho các tín hữu trẻ, hẳn khiến các bậc cao niên cảm thấy ấm lòng hơn!

Phan Nguyễn

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trong làn khói hương
Trong làn khói hương
Em bé theo chân mẹ thắp hương nơi nghĩa trang các linh mục thuộc dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc trong một buổi sáng rực nắng vàng. Bé gái nói lý do muốn phụ mẹ thắp nhang vì nghĩa trang có rất nhiều ngôi mộ…
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo.
Âm thầm góc bên Mẹ
Âm thầm góc bên Mẹ
Ông Lý Văn Sang, một tân tòng hơn mười năm nay mỗi sáng đều đến một góc nhỏ có tượng Đức Mẹ ở bệnh viện Mắt TPHCM để quét dọn, tưới cây, chăm sóc.
Trong làn khói hương
Trong làn khói hương
Em bé theo chân mẹ thắp hương nơi nghĩa trang các linh mục thuộc dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc trong một buổi sáng rực nắng vàng. Bé gái nói lý do muốn phụ mẹ thắp nhang vì nghĩa trang có rất nhiều ngôi mộ…
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Nhớ kinh cầu Ðức Bà
Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo.
Âm thầm góc bên Mẹ
Âm thầm góc bên Mẹ
Ông Lý Văn Sang, một tân tòng hơn mười năm nay mỗi sáng đều đến một góc nhỏ có tượng Đức Mẹ ở bệnh viện Mắt TPHCM để quét dọn, tưới cây, chăm sóc.
Tiên trách kỷ,  hậu trách nhân
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Ý nghĩa: Hãy trách mình trước, rồi trách người sau. Ai cũng có lỗi lầm, sai sót. Sao ta chỉ thấy lỗi của người khác rồi trách móc họ, đôi khi rất bất công, mà không chịu nhận ra lỗi của mình hoặc cố ý che giấu lỗi của mình.
Một thứ tiếng Việt sang trọng
Một thứ tiếng Việt sang trọng
Có người nói thứ tiếng Việt cẩu thả, túy hứng, dễ dãi đến mức phá vỡ cấu trúc ngôn ngữ, khó nghe khó hiểu. Họ không tôn trọng tiếng mẹ đẻ, hay không hiểu đúng tầm vóc của tiếng nói tác động ra sao đến người nghe, cũng như góp...
Nhớ bần!
Nhớ bần!
Nhiều người thường nói, Sài Gòn là nơi thu hút những đặc sản của cả nước, nhất là cây trái vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nào thức nấy, muốn gì cứ ra chợ đều có cả. Vậy mà, có một thứ vẫn chưa thấy, đó là trái bần.
Tâm tư tháng 10
Tâm tư tháng 10
Trong Kinh Thánh, người nam và người nữ có những vai trò khác nhau trong hôn nhân và Hội Thánh. Thiên Chúa tạo ra chúng ta bình đẳng về mục đích, tình yêu.
Lời kinh, hơi thở cuộc đời
Lời kinh, hơi thở cuộc đời
Mỗi khi bước vào nhà thờ để gặp Chúa là thêm một lần Kitô hữu chạm những xúc cảm và suy nghĩ trong thâm sâu con người mình: Miệng thú nhận lỗi lầm, tay đấm ngực.
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...