Nhớ bà thành nếp nhà

Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11 hằng năm…

Ông nội mất sớm, bà nội ở cùng gia đình tôi và là một phần quý giá của cả nhà. Hồi còn sống, tôi thường thấy bà ngồi góc cầu thang quen thuộc. Ngồi im lặng, trầm ngâm nhưng tham gia mọi quyết định quan trọng. Từ việc nhượng, hiến đất mở rộng lối đi nhà thờ, bán vườn cho em tôi du học, xây sửa nhà cửa cho chị tôi lấy chồng…

nhoba.jpg (405 KB)

Sau giờ cơm tối thường là lúc “cuộc chiến” giành ngủ với bà của mấy anh em tôi bắt đầu. Đứa nào muốn ngủ với bà phải cùng bà lần chuỗi 50 kinh và sáng dậy phải đi lễ. Chiếc giường của bà, vòng tay của bà là nơi xoa dịu, ủi an và nâng đỡ khi chị cả trượt đại học, tôi bị mất việc, em trai bị bồ đá… Vậy nên, trong lòng mấy chị em, bà luôn có vị trị đặc biệt, và dù bà đi xa nhiều năm, chúng tôi vẫn cảm nhận rõ rệt được sự hiện diện của bà. Mẹ bảo, giờ chắc bà đã ở trên trời dõi mắt theo mấy đứa. Chị em tôi vẫn tếu táo với nhau rằng, trừ lúc làm những chuyện xấu hổ như cóp-pi bài bạn trong giờ kiểm tra…, thì suy nghĩ lúc nào cũng có bà từ trên cao nhìn xuống thật là ấm áp.

Không cần phải là ngày giỗ hay vào tháng 11, cả nhà tôi nhớ đến bà, cầu nguyện cho bà mỗi khi có mặt đông đủ vào lễ tết hoặc sinh nhật của thành viên trong gia đình.

Mẹ thường hay nấu món tép rang khế và canh bí tôm khô mà bà yêu thích. Ba tôi thường tưới cho khóm vối trước nhà bằng hai chén nước giống hệt như cách bà hay làm vào mỗi buổi sáng. Mấy chị em tôi cũng thường dạo một vòng quanh vườn rồi quét sân. Chị cả là người mua hoa để cắm bàn thờ bà và đó luôn là hoa lay-ơn đỏ, hoa mà bà thích nhất vì nở đẹp, tên lại hay. Rồi cả nhà ôm hoa ra mộ thăm bà. Có khi chị em tôi ở mộ bà cả tiếng mới chịu về. Kể cho bà nghe đủ chuyện và những dự tính trong tương lai, lau chùi mộ bà, lúi húi nhặt cỏ xung quanh. Trước khi về lại thắp nén hương nghi ngút khói.

Đến bữa cơm, lúc nào cũng dành một chỗ là chỗ ngồi quen thuộc của bà. Khi còn sống, bà thường là người ra hiệu làm dấu thánh giá và đọc kinh Lạy Cha. Giờ khi bà đã mất, cả nhà vẫn giữ nếp ấy. Sau lời kinh là lời mời. Dù bà không còn, mấy chị em tôi cũng không thay đổi thói quen “con mời bà, con mời ba mẹ”. Nhớ bà đã trở thành nếp nhà của gia đình chúng tôi.

Mỹ Triệu

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Đây là những tràng chuỗi Mân Côi do các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trao tặng người nghèo, người khuyết tật, như một món quà ủi an, nâng đỡ tinh thần.
Những đêm tối trong cuộc đời
Những đêm tối trong cuộc đời
Sau khi bán thầy mình và nhận ra sai lầm, Giuđa rơi vào tuyệt vọng, không tìm được lối đi mới cho tương lai. Ông như bị áng mây đen bao phủ. Ðêm đối với ông là những dằn vặt đau khổ, những câu hỏi vì sao mình đã phản...