Nhớ kinh cầu Ðức Bà

Tuổi thơ tôi lớn lên trong một xóm lao động ở Gò Vấp, ngay sau lưng ngôi thánh đường cổ kính Hạnh Thông Tây, gọi là “xóm nhà thờ”, nhưng có chưa đến phân nửa số gia đình trong xóm theo đạo Công giáo. Đây là khu rặt người Nam, nên nhà thờ cũng đọc kinh theo cung giọng Nam bộ, nghe rổn rảng nhưng âm điệu cũng du dương, dễ thương lắm.

Họ đạo ngày đó mỗi ngày có hai lễ sáng chiều, lễ sáng sớm quá nên thường chỉ có người lớn và mấy đứa giúp lễ tới phiên tham dự, nhưng lễ chiều thì con nít đông, vì trường học nằm sát cạnh nhà thờ, nhà cửa ngay bên, đi học về là rủ nhau đi lễ do không gian nhà thờ thoáng mát, cây cối nhiều, đi lễ rồi ra rủ nhau chơi u chơi năm mười, đợi tới giờ về ăn cơm.

tren ke sach 2467 b.jpeg (1.49 MB)

Lễ thì nhanh nhưng phần đọc kinh trước lễ, theo truyền thống của các họ đạo Nam bộ, là rất dài. Đâu đó cỡ nửa tiếng đồng hồ. Sau rất nhiều kinh cơ bản là tới kinh cầu, cuối kinh cầu đọc thêm vài kinh kèm theo (như sau kinh cầu Đức Bà thì đọc kinh Lạy Nữ Vương, kinh Hãy nhớ; sau kinh cầu ông Thánh Giuse thì đọc kinh Cầu cùng Thánh Cả Giuse (A thân lạy Thánh Cả Giuse…); sau kinh cầu Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu thì đọc kinh Dâng loài người ta cho Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu (Lạy Đức Chúa Giêsu rất dịu ngọt…), rồi là “cha ra”, bắt đầu lễ. 

Mỗi năm 12 tháng thì hết 10 tháng lễ chiều đọc kinh cầu Đức Bà, chỉ tháng Tư đọc kinh cầu Ông Thánh Giuse và tháng Sáu đọc kinh cầu Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu, nên kinh cầu Đức Bà là kinh đám nhỏ thuộc nhứt. Chúng tôi lên xuống theo nhịp nhanh chậm của người bắt kinh, thậm chí chỉ nghe đoạn giữa cũng biết lúc đầu ai xướng: ông biện Trọng thì đọc cao và to, ông biện Công lại đọc lẹ, dì phước Ba rề rà… Ngày nào đám nhóc cũng đọc làu làu:

“Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa/ Đức Mẹ cực thanh cực tịnh/ Đức Mẹ cực tinh cực sạch…

Đức Nữ cực khôn cực ngoan/ Đức Nữ rất đáng kính chuộng/ Đức Nữ rất đáng ngợi khen…

Đức Bà là gương nhơn đức/ Đức Bà là tòa Đấng khôn ngoan/ Đức Bà làm cho chúng con vui mừng…”

Những chi tiết rõ mồn một đã được trí nhớ trong tôi hồi lại, sau nhiều chục năm vùi sâu trong ký ức và tưởng đã đi qua cùng tuổi thơ. Rồi tình cờ đọc cuốn sách cũ có tựa là “Sách nghĩa kinh cầu Đức Bà”, xuất bản từ năm 1956, những chuyện trong ngày cũ lại tràn về.

Đọc sách, tôi mới biết được kinh cầu Đức Bà mà xưa mình ngao ngán - vì đọc hằng ngày và có nhiều câu chẳng hiểu gì cả, cứ đọc thuộc lòng - lại có ý nghĩa đẹp đến tinh tuyền đến vậy. Tôi bắt gặp lại những câu gọi Đức Mẹ là Mẹ, là Bà, là Nữ Vương, với những giảng nghĩa vô cùng thẳm sâu, đậm đức tin mà không thiếu những tình cảm, phó thác, cũng như tăng thêm được nhiều kiến thức Công giáo bổ ích… Sách ghi tên tác giả là linh mục T.X.Binh, dày 245 trang, chỉ để giảng nghĩa 49 câu trong kinh cầu Đức Bà. Có những câu hồi trước chúng tôi đọc miết mà cứ thắc mắc, như câu 27 “Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy” là sao? Nay đọc sách thấy được cắt nghĩa rõ ràng, nhiều ý, ví “Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm là do hiếm lạ, trổ trên gốc tổ tông Adong mà không bị vướng gai góc của tội nguyên tổ, thật mầu nhiệm thay…”. Hoặc câu 30 “Đức Bà như đền vàng vậy”, được giải thích là “ví Đức Mẹ như Đền Giêrusalem xưa, là nơi để qua đó chúng ta kính thờ Thiên Chúa”…

Ở mỗi phần cắt nghĩa các câu, tác giả còn dẫn cả sách Sáng Thế, Xuất Hành, Cựu Ước, Tân Ước, và cả những diễn nghĩa thần học, dùng điển tích Đông Tây để minh họa hay làm rõ thêm ý. Gọi đây là một quyển sách dạy Kinh Thánh công phu qua kinh cầu Đức Bà cũng chính xác, mà cho rằng đó là một công trình phân tích thần học về kinh cầu Đức Bà khá chi tiết và tỉ mỉ cũng không sai. Đúng là có những giá trị mà đi gần cả đời người chúng ta mới hiểu hết.

Cuối tháng Mân Côi, lần giở sách cũ, có dịp ôn lại những cách sống đạo bình dân thuở ấu thời, phát hiện thêm những điều mới lạ, âu cũng là một cái duyên: duyên sách - duyên yêu mến Đức Maria, từ tấm bé.

 Lê Lung Quấn - Gò Vấp, TPHCM 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
“Và em, lễ khấn dòng” là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Ðình Bảng, sau các tác phẩm gồm sách giảng văn, giáo trình sách giáo khoa, thơ, văn, ký..., xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay.