Sài Gòn hào sảng và nghĩa tình

Không chỉ người Sài Gòn luôn có cảm xúc đi xa là nhớ thành phố này của mình, mà nhiều người nhập cư cũng có xúc cảm tương tự qua những trang viết về nơi đã cưu mang họ; trong số đó, không ít cư dân đã chọn Sài Gòn là quê hương thứ hai.

Có bạn kể, lúc mới chân ướt chân ráo đến Sài Gòn thi đại học, ngay ở bến xe đã có chú xe ôm nhiệt tình chỉ giúp tuyến xe buýt đến trường thi. Chú không mời chào cô nữ sinh nhà quê đi xe ôm mà nói một câu nhẹ tênh: “Tụi bây khăn gói lên đây có tiền đâu. Đi xe buýt cho đỡ tốn!”.

Hinh bai Sai Gon hao sang va nghia tinh.jpg (696 KB)
Sài Gòn ấm lòng với những suất cơm 0 đồng hỗ trợ người khó khăn…

Rồi có người lại kể chuyện, khi vào tiệm tạp hóa mua 2 cục pin, người bán giới thiệu giá từng loại pin, nhưng rồi lại “tư vấn”: “Thôi mua pin Việt Nam xài cho rẻ, cũng bền lắm, chạy đồng hồ cũng 6 tháng đó. Pin Nhật thì hơn 1 năm nhưng mình tốn gấp 4 lần tiền”. Vậy đó, người buôn bán ở Sài Gòn ngộ thiệt, tư vấn để khách mua đồ rẻ, hợp túi tiền. Người bán cần tiền nhưng họ muốn phục vụ khách hàng với cách tốt nhất và… rất Sài Gòn. Đó là tính cách người Sài Gòn.

Má tôi từng được đứa cháu rể chở đi làm căn cước công dân, giữa đường xe hết xăng. Cháu đành để bà ngồi trên xe rồi dẫn bộ. Giữa cái nắng trưa oi bức, xe mới đẩy được vài bước, đã thấy một thanh niên tấp vô: “Bà cụ đi đâu con chở giúp cho…”. Thế là má lên cho cậu chở đến trụ sở công an phường, còn người cháu thong thả dẫn xe tìm cây xăng. Đến nơi, má định gởi tiền xăng, cậu cười tươi rồi nhẹ nhàng nhắc lại rằng mình chỉ “chở giúp”. Sài Gòn là vậy đó.

Lần kia, đang chở đồ đi giữa đường thì dây thun ràng đồ của tôi bị bung ở yên sau. Tức thì hai, ba người chạy theo nhắc: “Sợi dây kìa chị ơi…”. Họ sợ sợi dây vướng vào bánh xe sẽ gây tai nạn cho tôi.

Đi một vòng Sài Gòn sẽ thấy những quán cơm 0 đồng, mì 0 đồng, bánh mì 0 đồng, trà đá, nước chanh miễn phí… giúp người lao động nghèo trong thành phố đỡ tiền ăn mỗi ngày. Có người nói, mở những quán như vậy sẽ tạo cho người ta thói quen ỷ lại, chỉ biết đến ăn. Thế nhưng, những người chủ quán này vẫn vui vẻ giúp dân lao động đỡ được phần nào gánh nặng cơm áo, lúc nào hay lúc đó. Và thế mới là người Sài Gòn.

Là cư dân của thành phố này, hẳn ai đi xa cũng luôn nhắc nhớ, không chỉ những địa danh, những điểm dừng chân, mà còn không quên kể về những con người Sài Gòn rộng rãi, hào sảng, luôn vui vẻ giúp người khi cần. Cũng đôi lúc người Sài Gòn không ngọt ngào, có lúc cứ “mày, tao”, nhưng khi hữu sự, vẫn không ít bàn tay chìa ra nâng đỡ. Những địa phương khác gặp mưa bão, thiên tai, hạn hán, lũ lụt…, Sài Gòn không bao giờ vơi vắng sự cứu trợ.

Sài Gòn có nhiều điểm đáng yêu mà những ai từng sống và đi xa, sẽ luôn nhớ…

NGUYỄN NGỌC HÀ

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Chuẩn bị tọa đàm về di sản Sấm truyền ca
Năm 1670, một trong những linh mục người Việt đầu tiên - cha Lữ Y Đoan (1613 - 1678), quê ở Quảng Nam, đã hoàn thành một trường thiên lục bát tựa đề Sấm truyền ca, có độ dài hàng chục ngàn câu.
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi
Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn...
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Triển lãm mỹ thuật về Thánh Đa Minh
Gần 50 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 34 tác giả thuộc nhóm Mỹ thuật Ða Minh (Dominiart) đã góp mặt trong cuộc triển lãm, diễn ra tại Trung tâm mục vụ giáo xứ Thánh Ða Minh - Ba Chuông, TGP TPHCM từ ngày 7.8 - 15.8.2024.
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bộ sách mới của bác sĩ Lan Hải
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải, cộng tác viên thân thiết nhiều năm của báo Công giáo và Dân tộc vừa ra mắt bộ sách về hòa hợp hôn nhân với hai cuốn “Bí mật chuyện phòng the” và “Buông hay giữ” (NXB Phụ Nữ Việt Nam).
Người ta không thể cho điều mình không có!
Người ta không thể cho điều mình không có!
Không có thì lấy gì mà cho? Muốn cho cũng chịu. Phải có mới cho được. Xưa học tiếng Latinh, khi học văn phạm thì mình gặp được câu đó: Nemo dat quod non habet, dịch sát chữ: không ai cho điều nó không có. Điều kiện để cho là...
Xe lôi đạp Châu Đốc
Xe lôi đạp Châu Đốc
Gần đây, có dịp đi Châu Đốc (An Giang), chúng tôi khá thích thú với một phương tiện vận chuyển cứ ngỡ đã xa lắm rồi: chiếc xe lôi đạp thô sơ. Phía trước là một chiếc xe đạp, gắn đằng sau cái thùng có thể ngồi được 3 -...
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Lịch sự là nét đẹp văn hóa
Có những dòng chữ, lời xin lỗi lịch sự bắt gặp đây đó trên đường phố hay ở các công trình xây dựng, góp vào nét đẹp cho đô thị một cách đáng kể mà chẳng tốn kém gì…
Tên phố tên đường neo giữ thời gian…
Tên phố tên đường neo giữ thời gian…
Tên phố, tên đường luôn được lựa chọn, xem xét cân nhắc trước khi gắn biển trang trọng, công bố. Trên khắp xứ sở, không khác một quyển sách kỳ vĩ mở ra qua từng cái tên trên đường, phố thị nói về văn hóa, lịch sử cách sinh động,...