Thú vị chuyện chiếc “néo” ở chợ nổi

Chợ nổi lưu giữ nét văn hóa từng rất thịnh ở châu thổ hạ lưu sông Mekong với sự bán mua nông sản tấp nập ngay trên sông. Nơi đây có thuyền, ghe xuồng, sản vật miệt vườn, và có một thứ cũng rất thường thấy mà nhiều người vẫn gọi là “néo”.

Hinh bai Thu vi chuyen chiec neo o cho noi.jpg (121 KB)

Nhiều bài viết xài từ “bẹo”: bẹo treo trái cây trên mũi ghe hàng. Nhưng vẫn có lối dụng từ “néo”: coi néo ghe hôm nay có bán những gì… Vật này thường đặt trước mũi ghe cỡ trung và lớn. Khi hàng hóa không thể nhìn trực tiếp vì ở trong khoang ghe, những người chủ phải treo néo lủng lẳng các mã hàng có sẵn cho phiên chợ nổi, tỷ như treo trái bầu, quả bí hay ổi, mận, dừa… Nhìn néo, người ta biết hôm nay ghe đó có bán những gì, khách muốn mua sẽ trèo lên ghe xem hàng, ngã giá, lựa vào cần xé chuyển xuống mặt sông nơi xuồng đậu sẵn. Khi hết hàng hay ghe chỉ neo chờ khởi hành, không bao giờ treo néo. Trong nghề nông, người ta còn dùng từ “néo” để chỉ dụng cụ dùng để kẹp đon lúa đập lấy thóc, làm bằng hai đoạn tre hay gỗ nối với nhau bằng sợi dây bền…

Thành ngữ có câu “Già néo đứt dây” khá phổ biến, được vận dụng vào đời thường như cách xử thế ở đời. Khi cột dây néo, phải chừng mực vừa phải, lỏng không được mà chặt quá không xong, vừa vừa phải phải… Sử dụng hình ảnh cái “néo” đứt dây vì cố kéo, buộc chặt, dân gian ví von đến hành động, thái độ thái quá, cố tình làm căng, gay cấn, không chịu nhân nhượng dẫn đến hỏng việc. Đạo lý này hay, khuyên con người ở đời không nên “già néo”, sẽ đứt dây buộc.

Bây giờ bộ mặt thị trường có khác, từ chỗ là phương thức mua bán khá quan trọng của một thời, nay chợ nổi nhường độ sầm uất tấp nập cho trên bờ, các ghe hàng treo néo mang giá trị lưu giữ hình ảnh, bảo tồn văn hóa, phục vụ phát triển du lịch có khi còn hơn chuyện bán mua nông sản.

Chiếc néo, từ “néo” mai một dần, có lẽ ngay tại đồng bằng, thế hệ dân quê bây giờ cũng không giải mã rốt ráo từ ngữ thân thiết đó của một thời.

Nhưng, thành ngữ “Già néo đứt dây” từ lâu đã kịp thấm nhập vào đời sống bình dân theo lối giáo huấn xử thế.

NGUYỄN THÀNH CÔNG

 

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...