Văn hóa cúng đất đai

“Cúng thổ” là một tập tục thuộc về văn hóa nhân sinh, vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Ðây không phải cúng “Thần Ðất”, cũng không phải cúng “Ông Ðịa”...

Trong lối nói thông thường, “Thổ” đất, mà “Địa” cũng là đất, nên dễ hiểu lẫn lộn.

“Địa” () đối ứng với “Thiên” (), chẳng hạn tế đàn Nam Giao là tế “Trời Đất”, tế “Thiên Địa” (天地) (ta nói “thiên - địa”, không nói “thiên - thổ”).

cungtho.PNG (1.35 MB)
 Kinh Vĩnh Tế, một thành tựu nổi bật trong quá trình định cõi

Còn “THỔ” () ? Chẳng hạn, “hữu nhân thử hữu thổ” (有人此有土), “có người thì có đất”, rồi “cố thổ” (故土) nghĩa là “quê cũ” (không nói “cố địa”), “thổ” ở đây mang nghĩa quê hương, làng xóm. Ngoài ra cũng hay thấy từ “thổ ngữ” (土語) là tiếng nói đặc trưng ở một vùng nào đó (gọi “thổ ngữ”, không gọi “địa ngữ”); “thổ sản” () là sản vật riêng có, hoặc nổi bật, thuộc vùng đất nào đó (không gọi “địa sản”). Nôm na, “thổ” để chỉ vùng đất, quê hương - xin chú ý: có yếu tố con người tác động, liên quan/ thuộc về con người. Như “thổ ngữ” tiếng nói của con người, “thổ sản” sản vật - được tạo tác bởi con người ở vùng đất nào đó....

Tập tục cúng đất đai theo cổ lệ của phương Nam là tập tục thờ cúng của cả cộng đồng khai khẩn. Việc cúng đất mùng 10 Tết hàng năm là phong tục tốt đẹp của đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, lối sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên.

Cúng chủ thổ là cúng người có công khai khẩn cho cả một vùng rộng lớn, chẳng hạn Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc hầu) với kinh đào Vĩnh Tế; Nguyễn Hữu Cảnh với công trạng lớn lao ở miền Nam, biểu trưng như hoạt động tri ân. Có người được tôn phong thành “Thần” (), như Nguyễn Hữu Cảnh là  “Thượng  đẳng  thần” (上等 ). “Thần” ở đây không phải là “thần linh siêu nhiên”, mà thuộc về “nhân thần” (人神) - có nguồn gốc là con người, do hành trạng đặc biệt nên được tôn vinh thành “Thần”, hiểu là vị đáng kính, có công trạng với một cộng đồng nhất định. Thường gặp hơn cả là chủ thổ, tức những ông/bà có công khai làng, dựng chợ, đắp đường cho dân ở, làm ăn tại từng vùng cụ thể. Vào mùng 10 tháng Giêng, người dân trong mỗi vùng cúng để tạ ơn chủ thổ. Vậy nên, chủ thổ không phải là “Thần Đất” quyền phép siêu nhiên, cũng là “người trần mắt thịt”, được tưởng nhớ.

cúng thổ 4.PNG (1.13 MB)
Tả quân Lê Văn Duyệt, người có công phát triển toàn miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long, đặc biệt đã đứng ra bảo vệ quyền tự do truyền đạo Công giáo.

Trong tiến trình khai khẩn định cõi phương Nam, người Việt - Khmer - Hoa cùng sống chung. Trong tập tục mùng 10 tháng Giêng, chủ thổ đóng vai trò trọng yếu, bên cạnh đó còn việc cắm nhang cho Ông Địa, thần Tài...

Vì có mặt “thần Tài” trong mùng 10 tháng Giêng, theo cổ lệ phương Nam, nên có người vội vàng cho rằng mùng 10 cũng có “vía thần Tài”. Thật ra, “vía thần Tài” theo tín ngưỡng người Minh Hương là mùng 5 Tết. Còn trong mùng 10, sở dĩ có việc thắp một nén nhang cho “cái shén” (thần tài) - là cách thể hiện sự bao dung tín ngưỡng nơi phương Nam, hoàn toàn không phải là “ngày vía”.

Tóm lại, với văn hóa miền Nam, mùng 10 tháng Giêng là cúng thổ, không phải cúng “Thần Đất” (như đã phân tích ở trên). Điều quan trọng nhứt trong cúng thổ (mùng 10) là TẠ ƠN “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”. Việc cúng kiếng đất đai chủ thổ, so với việc cúng “vía Thần Tài” rất khác nhau về bản chất: một đàng để NHỚ ƠN, còn một đàng để CẦU LỢI. Nói cách khác, cúng thổ mùng 10 trong đời sống dân chúng Nam bộ không phải xuất phát từ tục cúng “thần Tài” như một số người đã hiểu sai, giải thích sai. Ở đây, chẳng qua là sự dung hợp tâm linh cộng đồng (như diễn giải trong bài), trong đó không chỉ có tín ngưỡng của người Minh Hương (Trung Quốc) mà còn có cả tín ngưỡng của người Khmer.

Ngoài ra, trong văn hóa Việt còn có ngày vía Thần Đất (Thổ thần, ông Địa), tùy vùng, nhưng không phải là cúng thổ (mùng 10 tháng Giêng) trong cổ lệ phương Nam, đây hoàn toàn thuộc về tập tục văn hóa nhân sinh, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ người trồng cây”.

cúng thổ 3.jpg (8.73 MB)
Kinh Vĩnh Tế gắn với tên tuổi Thoại Ngọc Hầu

 Đôi điều nói thêm:

Người Công giáo chúng ta không thực hành các nghi lễ cúng này, nhưng luôn tôn trọng các truyền thống văn hóa của dân tộc, cũng như vẫn xem lòng biết ơn tiền nhân, ông bà, cha mẹ là một trong những yếu tố sống đạo trọn vẹn, nằm trong những đòi buộc của giáo lý Hội Thánh.

NGUYỄN CHƯƠNG

Từ khoá:
Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Dọc ngang nhiều xóm đạo, ghé vào các nhà thờ, nhà dòng, nếu để ý sẽ bắt gặp ít nhiều những căn phòng quy mô lớn nhỏ khác nhau được đặt tên là nhà/phòng truyền thống.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Nuôi heo đất Mùa Chay
Nuôi heo đất Mùa Chay
Trước tiền sảnh nhà thờ Đồng Tiến, Tổng giáo phận TPHCM, là một tiểu cảnh đồi Golgotha nho nhỏ. Rải rác trên sườn đồi là 12 chú heo đất có ghi tên các khối lớp gồm Chiên con, Rước lễ, Thêm sức, Bao đồng, Vào đời…
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Lưu giữ lịch sử ký ức nhà đạo
Dọc ngang nhiều xóm đạo, ghé vào các nhà thờ, nhà dòng, nếu để ý sẽ bắt gặp ít nhiều những căn phòng quy mô lớn nhỏ khác nhau được đặt tên là nhà/phòng truyền thống.
Yêu mến Thánh Cả
Yêu mến Thánh Cả
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn nhộn nhịp, có một ngôi đền kính thánh Giuse, mà ngày ngày tín hữu từ khắp muôn nơi tìm đến dâng lời nguyện cầu.
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Kiệt tác Thần Khúc được “giải mã” đến gần hơn với độc giả Việt Nam
Một quyển sách tôi đã “ngấu nghiến” từ Lời giới thiệu đầu tiên cho đến Thư mục tham khảo ở những trang cuối cùng. Thần Khúc - tuyệt phẩm của đại thi hào Dante, đã bước ra khỏi “cung điện hàn lâm” để những độc giả bình dân như tôi...
Đón nhận sự bình an
Đón nhận sự bình an
Trong tâm tình sám hối Mùa Chay, nhiều giáo xứ mời gọi mọi thành phần đến với bí tích Hòa Giải, để đón nhận bình an, niềm vui và hy vọng mới. Trong ảnh là các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Phú được giải tội sau giờ...
Ðẹp hơn ý thơ...
Ðẹp hơn ý thơ...
“Có một vườn thơ đạo”, lần đầu tiên cầm trên tay bộ sách này tôi đã trầm trồ. Tôi nói với “cha bố” - vị linh mục phụ trách nhóm sinh viên Công giáo mà tôi tham gia khi ấy rằng: “Con thật sự không ngờ có người kỳ công...
Không chỉ ăn chay...
Không chỉ ăn chay...
Rất lâu sau khi bà nội mất, gia đình tôi cũng không bỏ thói quen ăn chay ngày thứ Sáu. Không phải chỉ là thứ Sáu Tuần Thánh mà của mỗi tuần.
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Không gian tĩnh tâm lắng đọng
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thủy, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là nơi được nhiều tu sĩ lẫn giáo dân chọn là điểm đến để tĩnh tâm. Không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa những hàng cây cổ thụ mang đến sự bình an và sức mạnh tinh...
Khung cửa hẹp
Khung cửa hẹp
Mấy ngày chuẩn bị bước vô Mùa Chay, tôi lạc vào Khung Cửa Hẹp, đắm mình trong thế giới văn chương đầy mê hoặc của André Gide, với ngôn từ bay bổng, phóng khoáng “tê mê phới phới” qua lối dịch rất riêng của thi sĩ Bùi Giáng.