Lá thư ngỏ gửi Đức Mẹ 2

Mẹ kính yêu.

Gioan kể chuyện Mẹ đi ăn cưới. Chuyện kể xong mà lòng con vẫn chưa động tĩnh; tim vẫn vô tư đập 67 nhịp một phút. Đám cưới gì mà chả thấy cô dâu chú rể. Thực khách trùng trùng điệp điệp mà im phăng phắc y như chợ phỗng. Phép lạ hóa nước thành rượu là trung tâm của câu chuyện, thế mà: hai nhân vật chính chỉ xuất hiện mỗi người không tới mười lăm giây đồng hồ; sáu chum nước đầy ắp biến thành rượu ngon mà chả thấy ai uống, chỉ thấy ông MC nhắp nhắp vài cái rồi thôi... Nghe mà buồn. Nghe rồi tức.

Con gấp cuốn Tin Mừng, đè cánh tay lên trên, rồi ngồi suy nghĩ. Vừa nghĩ vừa ngẫm. Ngẫm nghĩ thật lâu để thấy Mẹ thật rõ và để biết Thầy con thật nhiều...

Có một đám cưới ở Cana. Mẹ được mời. Thầy con cũng được mời. Mẹ từ Nadarét đi xuống. Thầy con từ thủ đô đi lên. Lúc ấy Thầy con chưa nổi tiếng, vẫn chỉ là anh thợ mộc lưng dài vai rộng, không vợ không con. Thầy con ngồi ăn với đám đàn ông sồn sồn, chả ai để ý, y như cá mè một lứa... Thầy con chỉ uống cầm chừng. Uống để mua vui. Uống để không ai bị cụt hứng.

Còn Mẹ thì... để con mô tả nhá.

Mẹ đã ngót nghét năm mươi, nhưng vẫn tươi như người bốn chục. Thần dược “xin vâng” giúp Mẹ trẻ lâu và đẹp mãi. Đàn bà ngũ tuần vừa từng trải vừa tháo vát. Người già thì kính nể, người trẻ thì thương mến. Mẹ là khách được mời, nhưng cứ đi tới đi lui như người thân trong nhà. Mẹ cúi chào khách đến với nụ cười tươi thắm, khách thấy ấm lòng. Mẹ dừng chân bên đám hậu cần, khen tặng vài câu, bọn họ quên bẵng nhọc nhằn. Mẹ đứng sau lưng các bà mệnh phụ, làm duyên một tí, chắp tay cúi đầu tỏ vẻ mến phục, các bà sung sướng quá thể. Mẹ tạt qua phía đàn ông. Vừa nhìn món ăn vơi đầy, vừa vẫy tay gọi các em phục vụ. Đi như lướt. Lướt như bay. Vẫy tay, nhưng không dừng chân. Đàn ông vừa thấy được chiếu cố, vừa không dám lả lơi...

Ánh bạch lạp đang giăng mắc, đang lung linh theo làn gió nhẹ. Đẹp như mơ. Bỗng như có linh tính báo tin buồn. Mẹ lướt nhanh xuống khu nhà bếp. Hai ông thông gia đang im lặng nhìn nhau. Hai bà thông gia đang cúi đầu nhìn ngón chân cái vừa day vừa dí trên nền gạch đầy rác rến. Cô dâu bé tí đang gục đầu lên ngực chú rể, khóc thút thít, sợ không thể ăn đời ở kiếp, vì có điềm gở.

Mẹ ân cần trao đổi.

- Có chuyện gì vậy?

- Hết rượu rồi. Mất mặt cả lũ.

- Có cách nào giải gỡ được không?

- Từ chết đến chết.

- Để em tính.

Mẹ ôm mặt, suy nghĩ mười giây, rồi lướt đi như bay. Mẹ nói nhỏ bên tai Thầy con:

- Nhà đám hết rượu rồi. Thảm thê vô cùng! Trăm sự nhờ vào quyền phép của con thôi.

- Chuyện này không liên quan gì đến Mẹ và Con. Vả lại thời giờ của Con chưa tới mà.

Nói xong Thầy con ngoảnh mặt nhìn hàng bạch lạp, y như vô tâm vô tình. Còn Mẹ thì vẫn đứng ở đấy. Hai tay khoanh trước ngực. Cặp mắt long lanh y như có linh hồn, y như đang thì thầm. Bỗng như đọc được ý của Thầy con, Mẹ nở một nụ cười đắc thắng, quay ngoắt một cái, lướt như bay về phía bọn con trai chạy bàn. Mẹ bá vai tụi nó, ân cần dặn dò: “Tụi con chờ lệnh của anh Giêsu. Anh ấy bảo thế nào, thì tụi con cứ thế mà làm”.

Thầy con lướt sau Mẹ, xởi lởi với bọn con trai đang trố mắt chờ đợi.

- Chúng mày múc nước đổ đầy hết sáu cái chum này.

- Dạ. Tụi em làm ngay.

- Đầy rồi, thì lấy cốc múc đem mời bác MC uống. Rượu đấy chứ không phải là nước đâu.

Ông MC nhắp nhắp rồi trợn mắt.

- Chúng mày làm ăn dở như cục c... Rượu ngon phải uống trước, rượu nhẹ phải uống sau. Thế mà chúng mày giấu rượu ngon cho tới giờ này mới đem ra. Ngu ơi là ngu!

- Tụi con không biết. Bác hỏi anh Giêsu ấy. Hoặc hỏi thím Maria thì biết.

Nước lã biến thành rượu, một tin vui bùng vỡ. Chuyện thiếu rượu trong tiệc cưới là điều ô nhục, thì lại được nhà đám hãnh diện khoe um lên: khách tiệc bao vây sáu chum đá, chen nhau múc uống thử. Các bà chắp tay lạy Mẹ. Các ông nâng ly, nhìn Thầy bằng ánh mắt chỉ dành cho thần tượng. Cô dâu lẽo đẽo theo Mẹ, vừa theo vừa chùi nước mắt, khóc vì mừng. Mừng quá quên cả chàng rể, đang đứng xớ rớ, chẳng biết làm gì. Bị vợ bỏ quên mà lòng nao nao sung sướng...

Uy tín của Mẹ và của Thầy con bốc lên như diều gặp gió. Thầy con thành ngôn sứ. Mẹ biến thành Bà Hoàng. Đàn bà ôm lấy Mẹ mà khóc. Thương quá là thương! Đàn ông tôn sùng Mẹ như thiên thần từ trời rơi xuống. Phúc đức ngàn trùng! Chắp tay cúi đầu. Chào xong rồi đi múc rượu để uống. Uống như điên, vì mừng như điên.

Sáu chum rượu vơi dần, vơi dần. Niềm vui của đám phụ nữ cũng vơi dần, vơi dần, biến thành nỗi lo. Một bà mệnh phụ khều vai Mẹ.

- Chị xem kìa, chồng tôi say rồi đấy. Lại khổ vợ con. Em bắt đền chị đấy.

- Em đừng lo. Để chị lo cho.

Cái dáng cao cao của Mẹ lại lướt, lại bay, chập chờn dưới hàng bạch lạp giăng mắc. Đàn ông giơ tay chào, nâng ly mời Mẹ. Mẹ lập nghiêm, không thèm chào, không thèm cười. Đàn ông cụt hứng, kéo áo nhau: “Bà giận kìa”; “Thôi không uống nữa”...

Canh tư thì tiệc tàn. Ai nấy ra về. Ánh đuốc bập bùng chảy theo đường mòn ngoằn ngoèo giống như suối nham thạch từ núi phun lửa chảy xuống. Ánh đuốc chảy tới đâu, thì tên của Mẹ và của Thầy con chảy theo tới đó. Giêsu, Maria và sáu chum rượu trở thành một kỷ niệm không quên.

Sân nhà đám trống vắng, nhưng ánh đèn bạch lạp vẫn giăng mắc, vẫn lung linh. Cứ cháy mãi cho tới lúc tàn lụi, không ai muốn tắt. Dưới mái ấm của gia đình, hai họ và cô dâu chú rể vây quanh Mẹ và thầy con. Không ai buồn ngủ, không ai muốn ngồi yên. Hàng chục ánh mắt nhìn Mẹ và Thầy con. Kính trọng vô cùng! Biết ơn quá chừng! Thương mến vô vàn!

Còn Mẹ thì sung sướng quá. Ánh mắt long lanh như ngôi sao lấp lánh. Đôi môi chúm chím như hoa quỳnh đang mở cánh. Còn Thầy con thì chả nói gì. Cứ nhìn Mẹ và cười khúc khích. Cười như để chia sẻ. Cười như để trêu chọc. Chọc vui. Chọc yêu. Trong cái cười của Thầy con vẫn phảng phất một cái gì khó hiểu. Dường như Thầy con đang ân hận lắm...

Phép lạ hóa nước thành rượu hôm nay là một cách đền ơn đáp nghĩa đối với một người mẹ quá khổ vì con. Mẹ đã chịu mang tiếng là người đàn bà bạc phước, bị Giavê khép dạ chỉ cho đẻ một con. Mà... đứa con một lại không giống bố được lấy một cái lông mi. Oan khiên quá chừng! Oan khiên suốt ba mươi năm ròng rã!

Đứa con một ấy lớn cồ cồ rồi mà vẫn cứ chùi lủi một mình. Không tình không duyên, thiên niên vạn đại, tông đường ra tro. Dư luận nghiệt ngã đổ xuống hết trên đầu Mẹ. Trăm dâu đổ đầu tằm. Thầy con cũng đau lắm. Vì Con mà Mẹ phải khổ.

Những vết thương của ba mươi năm chưa khép miệng, chưa mọc da non, thì... những nỗi đau của ngày mai đang sầm sập đi tới. Thầy con sẽ bị các ông kinh sư và pharisêu chụp mũ “phá đạo”, “phá luật Môsê”. Hằng tuần, trên các giảng đài, tên của Mẹ và tên của Thầy con bị lôi ra để bêu rếu. Mẹ lại khổ vì Con. Vì Con mà Mẹ lại khổ.

Mẹ ơi! Phép lạ hóa nước thành rượu, niềm vui bùng vỡ ở tiệc cưới Cana là món quà vĩ đại Thầy con tặng Mẹ để đền ơn Mẹ và cũng để ... “đền tội” nữa đấy. Đây là ý nghĩ của riêng con. Mẹ giữ bí mật dùm con nhá.

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Thầy Giêsu của tôi là một sứ ngôn cao cả, là một siêu sao của thời ấy. Thế mà anh không khúm núm, không “kính nhi viễn chi”. Anh chơi thân với Thầy tôi như bạn bè.
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Lá thư ngỏ gửi ông Ladarô
Tôi quý mến anh và muốn biết thật nhiều về anh. Nhưng lịch sử thế giới không biết anh. Tôi mải mê đọc cuốn Tin Mừng thứ bốn, để may ra lượm được một nắm kỷ niệm về anh. Nhưng Gioan chỉ cho tôi một vài chi tiết thật nhỏ,...
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Lá thư ngỏ gửi người phụ nữ Samari
Trưa hôm ấy: trời nắng chang chang, gió im phăng phắc. Thầy tôi ngồi một mình trên thành giếng. Hai bàn tay cài răng lược đặt hờ trên hai đùi khép kín. Mắt nhìn về xa xăm.
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Lá thư ngỏ gửi ông Giaia
Ông Gia-ia ơi, từ giờ phút này, tôi không còn có thành kiến về ông nữa. Tôi thương mến ông quá chừng. Tôi lẽo đẽo đi theo Thầy. Tôi ghi khắc từng thái độ, từng cử chỉ nhỏ nhặt của ông.
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Lá thư ngỏ gửi ông Nicôđêmô
Đêm hôm ấy, Thượng tế Caipha triệu tập Đại Công Nghị để họp khẩn cấp. Các Đấng Bề trên, các ông Pharisêu, các ông Kinh sư... Trùng trùng, điệp điệp. Và có cả ông nữa. Toàn là dân trí thức. Toàn là bậc thầy thuộc Thánh kinh làu làu.
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Lá thư ngỏ gửi ông Dakêu
Ông là người lớn mà leo lên cây để nhìn trộm, y như một thằng trẻ con. Tại sao ông lại có thể đánh mất mình một cách dễ dàng như thế? Nghĩ mãi tôi mới ngộ ra rằng khi người ta quá say mê một cái gì, thì dễ...
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Lá thư ngỏ gửi phu nhân Gioanna
Tôi ngỏ bày hết tâm tư của mình cho Thầy, mong Thầy cho tôi biết thật nhiều về Chị. Thầy chỉ mỉm cười, vỗ nhẹ lên vai tôi, rồi nhỏ nhẹ tâm tình: “Một ơn gọi đặc biệt. Một ơn gọi hiếm hoi”.
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Lá thư ngỏ gửi Tiểu Vương Philíp
Tôi đi từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị. Tôi lắng nghe lời bình luận của những cụ già đức độ và đầy kinh nghiệm. Tôi ghi nhận những thông tin dài vô tận của những người đàn bà ủng hộ quá khích quyền tự do ngôn...
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Lá thư ngỏ gửi Tôma
Thầy quỳ gối, chắp tay, cúi đầu. Không động đậy, y như một pho tượng. Tớ cũng quỳ xuống, chắp tay, nhưng không cúi đầu, mà lom lom nhìn ngắm Thầy. Bỗng Thầy dang tay, ngước mắt nhìn trời. Nhìn lâu lắm.