Nghe Thánh Ca mùa báo hiếu

Đối với người Công giáo, tâm tình thảo hiếu với cha mẹ, ông bà tổ tiên được thể hiện rõ nét nhất trong những ngày Tết hay dịp lễ cầu cho các đẳng linh hồn vào tháng 11 hằng năm. Đó cũng là dịp nhiều người được nghe và hát những bài Thánh ca tri ân các đấng sinh thành còn sống cũng như đã khuất. Trong tinh thần hội nhập văn hóa, không ít người Kitô hữu giờ đây còn có thêm một mùa để thể hiện chữ Hiếu và ngân vang khúc hát về cha mẹ - mùa Vu Lan.

nhắc đến những bài Thánh ca ngợi ca công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và gợi lên tâm tình thảo hiếu của phận làm con, có lẽ người Công giáo nào cũng từng nghe qua những ca khúc “Cầu cho cha mẹ” của nhạc sĩ Phanxicô. 10 bài hát cùng tên, chỉ phân biệt qua những con số từ 1 đến 10 của nhạc sĩ này đã từng trở thành album nằm trong chủ đề “báo hiếu” được thể hiện qua nhiều giọng ca… Trong “kệ” tác phẩm Thánh ca sáng tác qua thời gian, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy cũng dành một góc cho những bài hát về cha mẹ (Tình cha nghĩa mẹ, Nguyện cầu cho cha mẹ, Nguyện ước cho cha mẹ…). Với nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ, đề tài về gia đình cũng nằm trong mối quan tâm không nhỏ. Trong một album mang tên “Tổ ấm yêu thương”, ông đã tập hợp 10 ca khúc do mình sáng tác hoặc phổ nhạc, gửi gắm tâm tư tình cảm của người con đối với cha mẹ. Trong đó, “Thương nhớ mẹ cha” là một bản Thánh ca mang âm hưởng dân ca, nhắc nhớ đến công ơn cha mẹ với nỗi bùi ngùi khi các ngài đã khuất. Album “Mái trường đầu tiên” của nhạc sĩ Ý Vũ cũng từng gửi đến thính giả lời nhắn nhủ và mời gọi những người con đừng chờ nhà cao cửa rộng, đừng chờ đầy dư cơm áo mới sống hiếu kính với mẹ cha…

Nhiều bài hát đã trở nên quen thuộc, được ngân vang vào những dịp sum họp gia đình, mừng sinh nhật, mừng thọ các đấng sinh thành hay được mở đầu các thánh lễ cầu cho cha mẹ, ông bà tổ tiên ở nhà thờ hoặc ngoài nghĩa trang… Với âm điệu phong phú, có bản nhẹ nhàng, thiết tha, cũng có bài rộn ràng, thôi thúc… và cùng gặp nhau trong ánh sáng đức tin của người Kitô hữu. Nhạc sĩ Phanxicô đã cho những người làm con được cất lên khúc hát cảm ơn Chúa, ơn Trời: “Xin cảm tạ Cha, xin cám ơn Trời/ Đã ban cho đời con có mẹ cha… Con không có mẹ ai dạy ngày qua/ Con không có cha tìm đâu mái nhà…” hay “…Con sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn Trời và ơn cha mẹ suốt đời coi nhẹ khổ đau”; “Cảm tạ Chúa đã ban cho con/ Ngàn ngày vui một mái gia đình/ Cho con an bình nhờ tay cha mẹ…”. (Cầu cho cha mẹ 1, 2, 3). Cũng vậy, linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy xúc cảm thốt lên: “Cho con làm người bàn tay cha nâng đỡ chở che/ Cho con vào đời mẹ thương yêu dạy con bước đi/ Cho con thắm nụ cười, cho con lớn thành người/ Ôi tình mẹ cha quá bao la, ôi tình thương đó tựa biển xa…” (Tình cha nghĩa mẹ). Nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ lại nghẹn ngào: “Nhờ ai, nhờ ai con được nên người/ Nhớ ơn mẹ đã sinh thành, nhớ đời cha đã dưỡng nuôi…” (Thương nhớ mẹ cha).

Từ tâm tình cảm tạ ơn trên, ghi dấu tấm lòng của cha mẹ, dễ thấy điểm chung trong những bài Thánh ca này là lời nguyện cầu: “Xin cho cha, cho mẹ được trọn đời mạnh khỏe yên vui…”; “Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời...”; “Nguyện cầu Chúa xuống ơn cho mẹ cha/ Dù cuộc sống khó khăn hơn ngày qua/ Chúa theo đường xa, giúp cho mẹ cha/ Trung kiên, niềm tin thiết tha…”; “Xin ơn trên đổ xuống muôn nhà/ Giúp mẹ cha ngày tháng an hòa/ Bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa…”. (Cầu cho cha mẹ 1, 2, 3, 7). Trong “Tình cha nghĩa mẹ”, linh mục Nguyễn Duy cũng tha thiết: “Nguyện Chúa xuống muôn ơn cho cha mẹ của con/ Được mãi mãi an khang đi qua từng năm tháng…”. Và tác giả Mai Nguyên Vũ, giữa nỗi ngậm ngùi của người con mất cha, mẹ - đã vọng ngân lên khúc khấn nguyện: “Chúa ơi, hãy dủ thương, đừng chấp tơ vướng tội vương/ Nguyện xin tình yêu Chúa, tỏa sáng trên cha mẹ con…”; “Chỉ xin, chỉ xin tình Chúa xót thương, dẫn cha mẹ tới Thiên Đường thôi sầu vương…” (Thương nhớ mẹ cha). Bên cạnh lời nguyện tốt lành cho cha mẹ, người con trong các ca khúc của Phanxicô lại cầu mong mình “luôn sống theo tình người con ngoan”; “Vẹn tròn nghĩa hiếu tình son”; “Sống làm sao đền đáp ân tình/ Ơn biển trời ghi khắc trong tim…”…Linh mục Nguyễn Duy thì nhắc nhớ: “Uống nước nhớ nguồn người ơi, xin đừng quên nghĩa ân. Bay cao đến tận trời, vinh quang lúc thành tài, xin người ghi nhớ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha” (Tình cha nghĩa mẹ).

Nhiều nhạc sĩ Công giáo là linh mục, tu sĩ, giáo dân… đã sáng tác các ca khúc với tâm tình hướng về mẹ cha. Trong đó, dù có bài chưa hẳn là Thánh ca nhưng cũng được ghi nhận như một đóng góp của “con nhà đạo” cho mảng âm nhạc về gia đình, đặc biệt gợi lên chữ Hiếu rất ý nghĩa trong văn hóa Á Đông. Có thể kể đến như linh mục Trọng Khẩn với các nhạc phẩm Cha tôi, Tình cha, Cha vẫn bên con, Mất cha, Nhớ về công cha, Nhớ về nghĩa mẹ…; Sr.Trầm Hương, FMSR với Khi Thái Sơn ngã bóng cuối trời, Ngày không còn mẹ, Mẹ nỡ xa con, Nhớ về tình mẹ cha, Nỗi nhớ trong con, Tình phụ tử…; Thế Thông với Tình cha cho con; hay Giang Ân: Ơn cha nghĩa mẹ, Ngày không còn cha, Bóng mẹ, Tình mẹ, Thương cha; Ân tình mẹ cha, Trái tim người mẹ…

Chắc chắn vẫn chưa kể hết những nhạc sĩ Công giáo đây đó với các nhạc phẩm đề cao tình thảo hiếu. Song mùa Vu Lan, chỉ cần nghe qua vài bản Thánh ca nằm lòng hay một ca khúc ấn tượng về cha mẹ, mỗi người con – dù đang sống dưới mái nhà hay rong ruổi nơi phương trời xa – cũng chợt dâng một cảm giác ấm áp trong niềm trìu mến, biết ơn đấng sinh thành. ■

Liên Giang

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

noi gi thi noi nghe 10 bai Cau cho cha me cua nhac si Phanxico chua bao gio chan.
noi gi thi noi nghe 10 bai Cau cho cha me cua nhac si Phanxico chua bao gio chan.

có thể bạn quan tâm

Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
“Và em, lễ khấn dòng” là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Ðình Bảng, sau các tác phẩm gồm sách giảng văn, giáo trình sách giáo khoa, thơ, văn, ký..., xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay.