Những câu chuyện xung quanh hang Massabielle - Lộ Đức (P4)

Phép lạ và phép lạ

Bảy phép lạ đầu được công nhận, 18.1.1862

- Còn nữa sao ! ? !

Bà Croisine Bouhort la to lên. Khi mở cửa ra, bà đối diện với bác sĩ Dozous và một đồng nghiệp xa lạ. Bà không biết nên tiếp tục cười hay bắt đầu khóc : bà chưa bao giờ thấy nhiều bác sĩ diễu hành trước cổng nhà bà như thế, kể từ khi con trai bà được khỏi bệnh.

Phải nói rằng những cuộc thăm viếng của các bác sĩ trước đó là quá nhiều. Justin, em bé hai tuổi ốm yếu, sắp chết vì suy nhược trầm trọng. Ngay từ lúc chào đời, sức khỏe em kiệt quệ đến nỗi em không thể đi được. Một thầy thuốc, bác sĩ Peyrus, dù rất quan tâm đến trường hợp của em, nhưng cũng không đem lại cho mẹ em một tia hy vọng nào. Bà Croisine Bouhort đã đọc được điều đó trong cái nhìn thương cảm của những người bà gặp gỡ : con bà chắc chắn sẽ chết yểu.

ĐGM Laurence tuyên bố: "...Chúng tôi quả quyết rằng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, thật sự đã hiện ra với Bernadette tại hang Massabielle..."

Biết trước những tâm tình của người phụ nữ can đảm, bác sĩ Dozous xin lỗi bà với một nụ cười thật tươi : xin bà vui lòng cho tôi khám bệnh cho bé Justin một lần nữa.

- Đây là đồng nghiệp của tôi, bác sĩ Henri Vergez, giáo sư tại phân khoa y của đại học Montpellier và là thanh tra về nguồn nước của Barèges.

Khi nghe giới thiệu những chức danh đặc biệt, bà Crosine Bouhort ngỡ ngàng, kính cẩn nghiêng mình xin lỗi vì đã có thái độ bất kính lúc nãy. Nhưng đã quá muộn để chuộc lỗi. Vả lại, vị giáo sư khả kính cũng mỉm cười và ngỏ lời xin bà chủ nhà thông cảm. Ông sẽ cố gắng chẩn đoán thật nhanh, nhưng thật chính xác. Vấn đề khó là tầm quan trọng của việc làm này, vì Đức cha Laurence - giám mục Tarbes, đã giao cho ông trách nhiệm phải xem xét kỹ lưỡng tất cả mọi trường hợp được chữa lành cách lạ lùng sau khi uống nước suối ở hang Massabielle.

Justin là một trong những người“được khỏi bệnh cách lạ lùng”. Vào những ngày đầu của tháng 7 năm 1858, trong khi tình hình sức khỏe của bé trở nên nguy kịch, thì mẹ của em, hy vọng trong lúc tuyệt vọng, quyết định phải hành động. Vào lúc đó, người ta nói rất nhiều về suối nước mới ở Lộ Đức. Bồng trên tay đứa con đang hấp hối, bà lao nhanh đến hang đá. Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, bà đi thẳng đến bể nước mà những người thợ ở mỏ đá vừa làm xong để chứa nước suối. Các nhân chứng ngạc nhiên khi thấy bà dìm đứa con của bà vào trong bể nước lạnh buốt. Nhiều tiếng kêu la phản đối, lo sợ và đề nghị giúp đỡ, nhưng tất cả đều vô ích, bà Croisine Bouhort vẫn tiếp tục để đứa con mình trong bể nước lạnh buốt xương. Sau cùng thì bà kéo đứa con của mình ra, em vẫn còn thở. Dưới sự chứng kiến của nhiều nhân chứng, đây là phép lạ đầu tiên ! Nhưng điều nhiệm mầu thực sự xảy ra sau đó : Khi trở về nhà, Justin hồi sinh, khỏe mạnh hồng hào, và đi được.

Đức cha Laurence

Giáo sư Vergez đã tỉ mỉ xem xét hồ sơ này, và ông xác nhận điều đó. Biên bản khám nghiệm ghi rõ : em bé hồng hào và nhanh nhẹn, có vóc dáng của một đứa trẻ khỏe mạnh.

Từ biệt gia đình bà Bouhort, giáo sư đi đến nhà Louis Bourriette để xem xét một trường hợp khác không thể tin được. Ở đó ông phải kiểm tra lại thực hư thế nào. Người thợ mỏ đã già yếu bị hư mắt phải trong một lần nổ mìn vào năm 1839. Trải qua nhiều năm, thị lực của ông càng ngày càng xấu : mười chín năm sau, vào năm 1858, mắt ông gần như mù. Vào những ngày đầu tiên của tháng 3, trong khi Bernadette vừa đào mặt đất theo lệnh truyền của “Bà mặc áo trắng”, ông nhờ người mang đến cho ông một chút nước nhiệm mầu này. Ông dùng nước đó rửa mắt nhiều lần, và rồi mắt ông hết mù, sáng trở lại như xưa. Điên lên vì quá mừng rỡ và quá xúc động, ông chạy vội đến nhà bác sĩ Dozous, xuyên qua phòng chờ như một cơn lốc xoáy, xông vào phòng khám của ông và la to lên : “Phép lạ ! Phép lạ ... bác sĩ ơi !”...

Phép lạ ư ? Giáo Hội không thể đưa ra một phán quyết vội vã được. Được báo cho biết về nhiều trường hợp chữa lành tương tự, Đức Giám mục Laurence tỏ ra rất thận trọng, ngài thành lập một ủy ban điều tra chịu trách nhiệm kiểm tra cách nghiêm ngặt theo y khoa những trường hợp lành bệnh cách lạ lùng. Các thành viên, sau khi xem xét, đã công bố 12 trường hợp được chữa lành mà nguyên nhân có thể là siêu nhiên. Tuy nhiên, cuộc điều tra chưa chấm dứt.

Vào tháng 3 năm 1860, Đức cha Laurence quyết định giao cho một bác sĩ nổi tiếng là giáo sư Vergez xem xét các hồ sơ tế nhị này. Và ông ta đã đi đến Lộ Đức để cẩn thận xem xét ngược lại những kết quả điều tra do các đồng nghiệp của ông thực hiện trước đó. Khi từ Barèges trở về nhà, ông miệt mài chọn lựa một lần nữa. Trong số những trường hợp được ủy ban điều tra giữ lại, ông loại bỏ vài trường hợp và chọn thêm một trường hợp mới, sau khi đã suy nghĩ, cân nhắc, đưa ra những kết luận cuối cùng, cũng như dành thời giờ xem xét phiếu sức khỏe của các bệnh nhân cũ, để xác định những người nhận phép lạ được chữa lành vĩnh viễn. Sau đó ông gởi kết quả làm việc cho Tòa Giám mục Tarbes.

Chưa bao giờ Đức Giám mục lại xem xét một hồ sơ y khoa cẩn thận như vậy : Đức cha Laurence đã chấp nhận bản báo cáo đầu tiên của ủy ban điều tra do ngài thành lập, bây giờ ngài lại để hết tâm trí để đọc bản báo cáo mới của giáo sư Vergez.

Tháng Giêng năm 1862, ngài thấy rằng đã đến lúc có thể trình cho Huấn quyền của Giáo Hội về những trường hợp được chữa lành không thể giải thích được. Bằng một huấn thị long trọng, dựa trên khoa học và lý trí cũng như đức tin, ngài tuyên bố bảy trường hợp được chữa lành là “những việc làm của Thiên Chúa”. Catherine Latapie, Louis Bourriette, Blaisette Cazenave, Henri Busquet, Justin Bouhort, Madeleine Rizon và Marie Moreau là những bệnh nhân của bảy phép lạ đầu tiên đó, những người đã tìm được bình an và ân sủng tại hang đá Massabielle. Đồng thời một cuộc điều tra khác của vị giám mục cũng vừa hoàn tất, mà Bernadette là đối tượng bị điều tra trong một thời gian dài : cô đã phải quả quyết tính xác thực của những lần hiện ra.

Từ nay, sự thận trọng cần thiết của Đức cha Laurence chấm dứt. Ngài cũng tuyên bố trong cùng một huấn thị :

“...Chúng tôi quả quyết rằng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, thật sự đã hiện ra với Bernadette tại hang Massabielle...”.

Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Mỗi người có một lựa chọn khác nhau
Một cô gái trẻ đi tham gia cuộc thi nhan sắc và khả năng trình diễn sân khấu. Cô tự tin, dấn thân vào thế giới hào nhoáng của ánh đèn, của rực rỡ hôm nay và chưa biết ngày mai. Mạng xã hội và những chiêu trò truyền thông...
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Người nhạc sĩ 40 năm dấn thân với ca đoàn
Được nhiều người biết đến với các sáng tác nổi tiếng như Hồn tôi khát Chúa, Cảm mến tình ngài, Tình yêu đó, Lấy chi đáp đền, Bên Mẹ La Vang…, nhạc sĩ Nhật Minh (tên khai sinh là Nguyễn Văn Minh) gắn bó với ca đoàn của giáo xứ...
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...