13 văn bản hay nhất của Đức Phanxicô (P4)

“Một giáo hội tự thiết lập là “trung tâm” sẽ rơi vào thuyết chức năng”

4.2 Một vài tiêu chuẩn cho Giáo Hội

a) Điều kiện của một môn đệ truyền giáo mà Aparecida đề nghị cho châu Mỹ Latin và Caribe là con đường mà Thiên Chúa muốn cho “ngày hôm nay”. Tất cả mọi ảo tưởng “hướng về tương lai” cũng như mọi phục hồi “của quá khứ” không phải là tinh thần tốt. Thiên Chúa thực tế và Người tỏ mình ra trong “ngày hôm nay”. Hướng về quá khứ, sự hiện diện của Người đem đến cho chúng ta như “một ký ức” của công trình vĩ đại cứu độ trong chính dân của Người và trong mỗi chúng ta. Hướng tới tương lai, sự hiện diện của Người đến với chúng ta như một “hứa hẹn” và đầy hy vọng. Trong quá khứ, Thiên Chúa đã hiện diện và đã để lại những dấu tích : ký ức giúp chúng ta tìm gặp được Người. Trong tương lai, Người chỉ là hứa hẹn chứ không là những chi tiết nhỏ nhoi, lặt vặt. “Ngày hôm nay” là cái giống nhất của vĩnh cửu, còn hơn thế nữa : “ngày hôm nay” là tia sáng vĩnh cửu”, trong cái “ngày hôm nay”, cuộc sống vĩnh cửu đang thể hiện. Điều kiện của môn đệ truyền giáo là ơn gọi : ơn gọi nằm trong cái “ngày hôm nay” nhưng “trong trạng thái căng thẳng”. Không có điều kiện đối với môn đệ truyền giáo trong tư cách tĩnh, người môn đệ thừa sai không thể nào tự sở hữu chính mình, sự vươn đến vĩnh cửu của họ là một sự căng thẳng hướng về tính siêu việt và sứ vụ. Tính siêu việt này không chấp nhận sự tự quy chiếu về mình : hoặc là hướng về Chúa Giêsu Kitô, hoặc hướng về dân tộc được loan báo. Đây là một chủ đề vượt lên trên, một chủ đề hướng về cuộc gặp gỡ : cuộc gặp gỡ với Thầy Chí Thánh (làm chúng ta trở thành môn đệ) và cũng gặp gỡ với những con người đang chờ đợi được loan báo. Vì vậy mà tôi muốn nói rằng vị trí của người môn đệ thừa sai không phải là một vị trí trung tâm, mà là một vị trí vùng ven : người môn đệ sống “tính căng thẳng” hướng về vùng ven, ngay cả vùng ven của sự vĩnh cửu trong cuộc gặp gỡ với Giêsu Kitô. Trong việc loan báo Tin Mừng, “nói về vùng ven nhân sinh” làm cho chúng ta ra khỏi chính mình và chúng ta thường sợ hãi khi phải ra khỏi trung tâm. Người môn đệ thừa sai là một “người tách ra khỏi trung tâm”: trung tâm phải là Giêsu Kitô, là người triệu tập và sai đi.

Tư cách những môn đệ thừa sai: gần gũi và gặp gỡ

b) Giáo Hội là cơ cấu, nhưng khi Giáo Hội tự thiết lập mình như là “trung tâm”, Giáo Hội rơi vào tính chức năng và dần dần trở thành một cơ quan phi chính phủ. Khi đó Giáo Hội tự hào rằng mình có ánh sáng và không còn là “trăng rằm bí nhiệm” mà các thượng phụ đã nói tới. Khi Giáo Hội càng trở nên quy chiếu về chính bản thân mình, tính cách truyền giáo sẽ giảm bớt đi. Từ tính cách “cơ cấu” Giáo Hội biến mình ra thành “công trình”, Giáo Hội sẽ không còn là vị hôn thê và trở thành hành chánh; từ tính cách nữ tì, Giáo Hội biến mình thành “kẻ kiểm soát”, Aparecida muốn một Giáo Hội là hôn thê, là mẹ, là nữ tì, một Giáo Hội giúp cho niềm tin được sống cách dễ dàng chứ không phải là một Giáo Hội kiểm soát nó.

c) Tại Aparecida, chúng ta có được một cách thức quan trọng về 2 loại mục vụ xuất phát từ tính cách đặc thù của Phúc Âm và có thể giúp chúng ta có được tiêu chuẩn để đánh giá chúng ta sống tính Giáo Hội thế nào với tư cách là những môn đệ thừa sai : sự gần gũi và sự gặp gỡ. Cả 2 cách thức này không phải là mới mẻ, nhưng nó làm thành cách thức mà Thiên Chúa muốn tự mạc khải mình trong lịch sử. Ngài là “Thiên Chúa gần gũi” với dân tộc mình, một sự gần gũi đưa đến đỉnh cao là việc nhập thể. Ngài là Thiên Chúa ra khỏi mình để gặp gỡ dân của Ngài. Tại châu Mỹ Latin và Caribe có những mục vụ “vùng xa”, những mục vụ kỷ luật ưu tiên hóa những nguyên tắc, những thái độ, những cách thức tổ chức… Dĩ nhiên không gần gũi, không trìu mến, không dịu dàng. Chúng ta thường không biết đến “cuộc cách mạng của lòng trìu mến” đã đưa đến việc nhập thể của Ngôi Lời. Có những mục vụ tổ chức cách nào đó đã đưa đến khoảng cách làm cho nó không thể nào đi đến cuộc gặp gỡ : gặp gỡ với Giêsu Kitô, gặp gỡ với những người anh em. Với loại mục vụ này chúng ta có thể đi đến cao độ chiều kích của sự cuồng tín, nhưng nó lại không đưa đến sự gia nhập của Giáo Hội bao giờ, cũng như không làm cho ai thuộc về Giáo Hội được. Sự gần gũi đưa đến những hình thức đối thoại và tạo ra một văn hóa của cuộc gặp gỡ. Bài giảng là viên đá góc tường để đo đạc sự gần gũi và khả năng gặp gỡ của mục vụ. Những bài giảng của chúng ta như thế nào, những bài giảng đó có gần gũi với gương mẫu mà Thầy Chí Thánh khi giảng khi “nói với uy tín của mình”, hay nó chỉ là lý thuyết xa vời và trừu tượng ?

d) Người hướng dẫn mục vụ trong sứ vụ châu lục phải là giám mục. Giám mục phải hướng dẫn điều này hoàn toàn khác với cách cư xử như là người thầy. Thêm vào những đường hướng lớn của một số gương mặt trong Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latin mà chúng ta tất cả đều biết, tôi muốn thêm vào một số đường hướng về dung nhan của một số vị giám mục mà tôi đã nói rồi với các khâm sứ trong lần chúng tôi gặp gỡ với nhau tại Roma. Các giám mục phải là những mục tử, gần gũi với dân, là cha, là người anh em với nhiều lòng khoan dung kiên nhẫn và thương xót, là những con người yêu chuộng sự nghèo khó, nghèo khó nội tâm trong tư cách tự do trước mặt Thiên Chúa, cũng như nghèo khó bên ngoài với tư cách đơn sơ, và khổ chế trong đời sống. Là những con người không được có “tâm lý của những hoàng tử”. Là những người không tham vọng nhưng là những vị hôn phu của một Giáo Hội địa phương mà không chờ mong được ở trong một Giáo Hội khác. Là những con người có khả năng quan tâm đến đàn chiên của mình đã được giao phó và lưu tâm đến tất cả những gì làm cho đoàn chiên và chủ chăn hiệp nhất với nhau : quan tâm chăm sóc dân của mình về những nguy cơ có thể đe dọa đoàn chiên và đặc biệt hơn nữa, để làm cho niềm tin được lớn lên, họ phải có trong con tim của mình mặt trời và ánh sáng. Là những con người có khả năng đỡ nâng với tất cả lòng yêu thương và kiên nhẫn những bước đi của Thiên Chúa giữa dân của Ngài, và vị trí của người giám mục với dân của mình có 3 nơi : một là đi trước để chỉ con đường; hai là ở giữa để giữ được sự hiệp nhất và trung lập hóa những chia rẽ; hoặc ở đằng sau để tránh không ai ở sau mình, và cơ bản là vì đàn chiên tự nó phải đánh hơi được để tìm ra những con đường mới. Tôi không muốn nói nhiều thêm trong chi tiết về con người của giám mục, nhưng chỉ muốn nhắc rằng, chúng ta có hơi chậm trễ điều liên quan đến việc hoán cải mục vụ, đây là lúc mà chúng ta phải giúp nhau hơn một chút để làm bước mà Chúa muốn trong cái “ngày hôm nay” của châu Mỹ Latin và Caribe, và tôi nghĩ rằng bắt đầu ngay từ thời điểm này là hơn.

Tôi xin cảm ơn tất cả vì đã kiên nhẫn lắng nghe, xin tha thứ cho sự vô trật tự của bài diễn thuyết này và xin vui lòng, tôi nài xin: chúng ta hãy nghiêm túc với ơn gọi làm đầy tớ của dân tộc thánh trung thành của Thiên Chúa, bởi chính đây là điểm mà quyền bính phải được thi hành và thể hiện trong khả năng phục vụ, xin hết lòng cảm ơn.

Nt QUỲNH GIAO Fmm
chuyển ngữ

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Vòng tay Mân Côi “trang sức” đặc biệt của tôi
Năm tôi học lớp 10, một biến cố lớp đã xảy ra với cuộc đời tôi. Trong khi các bạn trong nhóm đều đậu vào trường chuyên như nguyện vọng, tôi lại rớt. Tôi nghĩ rằng chắc sẽ không có cú sốc nào có thể lớn bằng cú sốc “gà...
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nhân vật truyền cảm hứng, họ là ai?
Nếu quan tâm tới các hoạt động xã hội, hẳn bạn không thể không biết giáo sư - tiến sĩ Lê Ngọc Thạch vừa được nhận bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh vì “nghĩa cử cao đẹp, tạo sự lan tỏa đóng góp giúp nhân dân vùng...
Những tia nắng cuối
Những tia nắng cuối
Có người ví đời người như một ngày. Buổi sáng như tuổi thiếu niên đầy nắng ấm áp, rực rỡ bầu trời phía đông. Buổi trưa như thanh niên đầy lý tưởng, hoài bão nung cháy khát vọng vươn lên sự thành công.
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nghĩ về ngày của người cao niên
Nhiều năm nay, Nhật Bản đã chọn ngày thứ Hai của tuần thứ ba trong tháng 9 hằng năm làm Ngày Kính lão.
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Sách xưa đã nói đến một năm Thìn bão lụt 1844
Nhiều người trung niên tâm sự rằng hồi nhỏ thường nghe các cụ đời trước gợi lại chuyện xưa bằng câu “từ hồi năm Thìn bão lụt”, “chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…”. Về sau, nhờ Internet, người ta có dịp tìm hiểu nguồn gốc câu “năm Thìn...
Chữ tình khi hữu sự
Chữ tình khi hữu sự
Cuộc sống tất bật bon chen vì miếng cơm manh áo, lợi danh, cứ ngỡ chữ tình có khi vơi cạn. Nhưng để ý, nhìn sâu vào đời thường, hãy còn đó nghĩa cử chân tình mỗi khi hữu sự. 
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Qua âm nhạc, cùng loan báo Tin Mừng
Ðược khởi động từ ngày 19.5.2024, trải qua thời gian gần 4 tháng với các vòng thi, chương trình “Tiếng hát giáo đường” mùa giải III đã khép lại trong bầu khí ấm áp, sôi động. Lễ trao giải vừa diễn ra tối ngày 8.9 tại giáo xứ Thánh Tống...
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Trìu mến những dòng thơ cha viết cho con
Một tập thơ thiếu nhi xinh xắn của nhà thơ Lê Minh Quốc với tựa “Viết trên lá mới” vừa ra mắt, gợi nhiều xúc cảm cho độc giả yêu thơ, nhất là những người cha có con nhỏ.
Làm việc thiện
Làm việc thiện
Trước đây, lúc đang dịch Covid-19, mình đọc thư kêu gọi của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN. Lá thư Thương quá Sài Gòn ơi! rất cảm động. Và mình nghĩ đến tư tưởng này của John Wesley: