Các Thánh đường nổi tiếng ở Pháp: VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU (P1)

“Chúng tôi đang ở đồi Montmartre, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu, được cung hiến để chiêm ngắm tình yêu của Đức Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể [?.]. Chúng tôi đến đây gặp gỡ Trái Tim bị đâm thâu vì chúng ta, từ đó nước và máu chảy vọt ra.” (Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)

*Lược sử

Nằm trên đồi Montmartre - Paris - Pháp, Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu được xem là một Vương Cung Thánh Đường của lời khấn. Vào năm 1870, đạo quân Ý, dưới quyền chỉ huy của tướng Giuseppe Garabaldi (1807-1882) xâm chiếm Rôma, và Đức Giáo Hoàng Piô IX (1792-1878) phải ẩn náu tại Vatican. Cũng chính năm ấy, đạo quân phổ đóng trại ở các cửa ra vào Paris và chiếm nước Pháp. Hai nhân sĩ ở Poitiers, Alexandre-Félix Legentil và Hubert Rohault de Fleury đã khấn xây dựng một đền thờ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô, cầu xin cho Đức Giáo Hoàng được tự do và cũng để cho nước Pháp khỏi mọi tai họa. Năm 1871, cuộc nổi dậy của Công xã Paris gây ra nội chiến sau khi bị bại trận. Năm 1872, Đức Hồng y Guibert vừa được tuyển chọn, chấp thuận lời khấn và chọn đồi Montmartre (trước có tên là La Butte) để xây dựng Vương Cung Thánh Đường. Về tên gọi đồi Montmartre có lý do thế này : Để tưởng nhớ thánh tử đạo Denis, giám mục đầu tiên của Tổng giáo phận Paris và các bạn của ngài, dân chúng thay tên nguyên thủy Butte bằng một tên gọi Kitô giáo: Mons Martyrum, Mont des Martyrs (núi các Thánh Tử Đạo). Theo các nhà ngôn ngữ học, Mons Martyrum là nguồn gốc có lẽ đúng của địa danh Montmartre.

Năm 1873, Quốc hội Pháp tuyên bố đồi được sử dụng vào việc công ích. Một cuộc lạc quyên trên toàn nước Pháp nhằm bảo đảm tài chánh cho việc xây dựng công trình quan trọng này. Và kiến trúc sư Paul Abadie (1812-1884) được chọn để xây dựng đền thờ. Sau khi ông mất, có 5 kiến trúc sư khác tiếp tục công việc của ông.

Bắt đầu vào năm 1875, việc xây dựng công trình đồ sộ này hoàn thành 40 năm sau, năm 1914 khi thế giới đại chiến lần thứ nhất bùng nổ. Nhưng mãi đến năm 1960, toàn bộ việc xây dựng mới kết thúc hoàn toàn.

Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu là một trong những đền thờ được du khách viếng thăm nhiều nhất ở Paris. Đây cũng là nơi hành hương, cầu nguyện và tĩnh tâm nữa. Từ hơn 100 năm qua, Mình Thánh Chúa được trưng bày suốt ngày đêm để các tín hữu đến chầu. Họ được mời gọi chiêm ngắm Thánh Thể Đức Kitô và thờ lạy Thánh Tâm Người.

*Những nhân vật nổi tiếng đã viếngthăm đồi Montmartre

Trong số những nhân vật nổi tiếng đến viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu hoặc từng ghé đến đồi Montmartre khi chưa có nhà thờ, ngoài một số đông các vua chúa và hoàng hậu, trong số đó có vua Henri IV và Louis XIV, đến bày tỏ lòng mộ đạo của mình, còn có nhiều vị thánh rất quen thuộc với tất cả chúng ta, như thánh Tôma Aquinô (28.1), thánh Inhaxiô - vị thánh sáng lập dòng Tên Chúa Giêsu (31.7), thánh Phanxicô Salêsiô (24.1), thánh Vinh Sơn Phaolô (27.6), thánh Louise de Marillac, thánh Gioan Ơ đơ, thánh Inhaxiô Loyola (31.7)

Ngày 15.8.1534, thánh Inhaxiô Loyola, thánh Phanxicô Xaviê và vài người bạn khác, sau khi suy nghĩ và cầu nguyện, đã quyết định liên kết với nhau bằng ba lời khấn : khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục nhằm cứu rỗi các linh hồn tại đồi Montmartre, nơi thánh Inhaxiô rất ưa thích vì bầu khí yên tĩnh và linh thiêng. Họ là những linh mục đầu tiên của dòng Tên Chúa Giêsu.

Chân phước Charles de Foucauld, người luôn tìm kiếm sự hiện diện của Đức Kitô giữa nhân loại, và cầu nguyện nhiều giờ trước Mình Thánh Chúa. Cha thường đến Vương Cung Thánh Đường này để tham dự các giờ chầu Mình Thánh Chúa, trước khi quyết định dứt khoát đi đến Tamanrasset để sống cuộc đời một ẩn sĩ của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài muốn mang Mình Thánh Chúa đến bất cứ nơi nào Tin Mừng chưa được rao giảng, để sự hiện diện của Đức Kitô tỏa sáng ở đó trong thinh lặng. Theo cha , “việc rao giảng Tin Mừng không phải bằng lời nói nhưng bằng sự hiện diện của Thánh Thể, cầu nguyện, bác ái - một tình bác ái huynh đệ phổ quát, chia sẻ đến miếng bánh mì cuối cùng cho bất cứ người nghèo, khách lạ, vô danh mà ta gặp như cho một người anh em rất yêu quý” (thư gởi Henri de Castrie, 8.4.1905). Tất cả cuộc đời của cha Charles de Foucauld là một lời đáp “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa, đã được tìm thấy trong cầu nguyện và nơi người đang gặp đau khổ.

*Các nhà nguyện trong đại Vương Cung Thánh Đường

Đi từ ngoài vào, ở phái bên trái sẽ thấy :

+ Nhà nguyện Đức Bà Biển Cả, cũng gọi là nhà nguyện của ngành Hàng hải

Nhà nguyện này được Hải quân dâng tặng. Bàn thờ bằng cẩm thạch xanh, những bức điêu khắc nổi ở phía dưới kể lại mẻ cá lạ lùng và việc Chúa Giêsu dẹp yên bão tố. Các kính màu diễn tả những thời điểm khác nhau của lịch sử Giáo Hội.

+ Nhà nguyện của các hoàng hậu Pháp

Các thánh hoàng hậu Pháp có một vị trí đáng kể trong nhà nguyện này do chính phủ Pháp xây dựng nên. Ngoài ra, trên các gờ phía trái của hình nổi phía trước, có thể nhận ra chân dung Đức cha Pie và Alexandre, người khởi xướng việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường này. Các kính màu nhắc lại sự quan tâm đặc biệt của Đức Mẹ đối với nước Pháp, cùng với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, thánh Jeanne d’Arc và lời khấn của vua Louis XIII.

Nhà nguyện tôn kính cách đặc biệt thánh nữ Radegonde, xây dựng nhờ sự đóng góp rộng rãi của cộng đoàn dân Chúa Poitiers, qua sự vận động của bà bề trên dòng Các bà Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Poitiers. Vị thánh nữ này là hoàng hậu của nước Pháp và là bổn mạng của thành phố Poitiers. Thánh Radegonde đứng giữa bàn thờ, chung quanh có thánh Clotilde, Bathilde và Francoise d’Ambroise.

+ Nhà nguyện thánh Vinh Sơn Phaolô

Bàn thờ bằng đá cẩm thạch Siena và nền lát cẩm thạch xanh. Các kính màu kể lại đời sống của thánh nhân. Các tấm tranh ghép của Pascal Blanchard diễn tả “thánh Vinh Sơn đã cầu nguyện thế nào do Đức cha Genève thực hiện, bà Chantal trở nên bề trên dòng Đức Mẹ Thăm Viếng và cô Legras (Louis de Marillac) giới thiệu cho con cái mình chân dung vị chúa của lòng bác ái yêu thương”.

+ Nhà nguyện thánh Ursule

Đây là nhà nguyện đầu tiên khi ta bước vào trong hành lang. Nhà nguyện này do các nữ tu dòng Ursule dâng để kỷ niệm một Đền thờ cổ dâng kính cho thánh nữ này ở Montmartre. Nhà nguyện được trang trí bằng tranh ghép nhằm tôn kính thánh nữ Angela Merici và Maria Nhập Thể, và hình nổi phía dưới nhắc nhớ Thượng nghị sĩ Chesnelong.

(còn nữa)

Lm Inhaxiô Hồ Văn Xuân

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Đây là những tràng chuỗi Mân Côi do các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trao tặng người nghèo, người khuyết tật, như một món quà ủi an, nâng đỡ tinh thần.
Những đêm tối trong cuộc đời
Những đêm tối trong cuộc đời
Sau khi bán thầy mình và nhận ra sai lầm, Giuđa rơi vào tuyệt vọng, không tìm được lối đi mới cho tương lai. Ông như bị áng mây đen bao phủ. Ðêm đối với ông là những dằn vặt đau khổ, những câu hỏi vì sao mình đã phản...