Nhà thờ thánh giá Giêrusalem

*THÁNH GIÁ BỊ CHÔN VÙI VÀ BỊ XÚC PHẠM

Chúa Giêsu chịu chết chiều ngày 15 tháng Nisan. Những dụng cụ hành hình gồm thập giá, đinh sắt của Ngài và 2 người trộm cướp bị đóng đinh hai bên bị chôn trong một hố hoặc một hang gần mộ mà ông Giuse Arimatea tặng để táng xác Chúa Giêsu. Người Do Thái vẫn cấm chôn những người bị xử tử trong nghĩa trang chung, để tránh bị tục hóa. Những người bị xử tử phải chôn riêng biệt tại nơi riêng, và cả những dụng cụ hành hình như thập giá, đinh, gươm, sỏi… phải chôn kỹ vì chúng bị ô uế. Chúa Giêsu sống lại và lên trời, chẳng bao lâu sau, nơi Ngài chịu hành hình trở thành nơi thánh đối với các tín hữu Kitô. Nhiều người lui tới tưởng niệm và cầu nguyện, quỳ gối trên hố đã chôn vùi các dụng cụ hành hình, hôn mộ táng đã an táng Chúa... Đồi Golgota trở thành nơi thu hút các môn đệ Chúa Giêsu. Tình trạng này khiến cho người Do Thái và dân ngoại chú ý và âu lo. Hoàng Đế Adriano (117-138), trong những năm cuối đời, trở thành bạo chúa, ghen tương và ngờ vực. Ông ra lệnh làm ô uế đồi Golgota và mộ thánh để các tín hữu Kitô khỏi lui tới kính viếng.

Theo lệnh của ông, các hố trũng phân cách giữa đồi Golgota và mộ Chúa bị lấp đầy đất và bít kín lối vào mộ, đồng thời làm biến mất đồi. Khu vực đóng đinh và mộ Chúa bị vây quanh bằng một bờ cao và đổ đất cho bằng. Trên đó, hoàng đế ra lệnh xây cất một đền thờ kính thần Jupiter và một đền thờ khác kính thần Venus. Sử gia Eusebio (Via Constantini, III, 26) thốt lên:“Thật là điên rồ, ông ta tưởng là giấu kín nhân loại ánh quang rạng rỡ của mặt trời mọc lên trên thế giới ! Nhưng ông không thấy rằng khi muốn làm quên lãng các nơi thánh như thế, ông ta lại ấn định rõ ràng địa điểm, và trong ngày Chúa Quan Phòng đã định để giải thoát Giáo Hội, những hàng cột ô uế của đền thờ ấy sẽ là những dấu chỉ rõ ràng, không thể sai lầm, cho sự khám phá các nơi thánh”. Các tín hữu Kitô không muốn đến Canvê bị ô uế vì những đền thờ nhưng họ vẫn tin tưởng rằng những nơi do Adriano xây cất có bao trùm nơi cứu độ. (pp.3-4).

nhà nguyện Pietà
nhà nguyện Pietà

*THÁNH NỮ HELENA TÌM THẤY THÁNH GIÁ

Hoàng đế Constantino lên ngôi năm 306. Năm 312 ông được Thánh Giá hiện ra và năm 313, ông trở lại Kitô giáo và ban sắc chỉ tha bắt đạo. Hoàng Thái Hậu Helena theo gương của con, nên đã trở lại đạo khi đã 64, 65 tuổi. Bà nhiệt thành mộ đạo, và cứu giúp người nghèo, sống đơn sơ. Để chứng tỏ lòng yêu mến Chúa Kitô và mến đạo, hoàng đế quyết định xây một thánh đường lớn trên đồi Golgota và trên mộ Chúa Giêsu. Sử gia Eusebio còn giữ trọn vẹn bức thư của hoàng đế gởi thánh Macario, Giám mục thành Jerusalem, thông báo quyết định và xin Đức Giám mục giữ nhiệm vụ giám sát công việc xây thánh đường. Một linh mục ở thành Constantinopoli tên là Eustazio làm kiến trúc sư. Vương cung Thánh đường được thánh hiến ngày 14.9 năm 335 gồm các tiền đường, cổng và hai nhà thờ : Martyrio tại nơi Chúa chịu đóng đinh và Anastsis ở mộ Thánh.

Hoàng Thái Hậu Helena, lúc ấy đã 80 tuổi, đến Jerusalem để hành hương, và bà đã tìm Thánh Giá Chúa. Tương truyền kể rằng khi khai quật, họ tìm được tấm elogium, tấm bảng mà quan Philato ra lệnh viết và gắn vào Thập Giá Chúa Giêsu:“Giêsu Nazareth, Vua Người Do Thái”và ba cây thập giá. Vấn đề đặt ra : đâu là thập giá của Chúa và đâu là thập giá của hai kẻ trộm. Thánh Macario đề nghị mang cả ba tới một nhà kia có một phụ nữ sắp chết. Ngài cầu nguyện:“Lạy Chúa, Chúa ban sức khỏe cho nhân loại nhờ cái chết của con duy nhất Chúa trên thập giá. Giờ đây, Chúa soi sáng cho nữ tỳ Chúa (Helena) tìm cây gỗ hồng phúc nơi Đấng Cứu Chuộc chúng con đã bị treo lên, xin tỏ cho chúng con bằng chứng thập giá nào trong 3 cây này Chúa dùng để tôn vinh danh Chúa và đâu là những dụng cụ hành hình của những người bất lương. Xin làm cho phụ nữ này, đang nằm trên giường, khi động chạm tới cây gỗ cứu độ được trỗi dậy tức thì khỏi sự chết gần kề và được sống”. Nói rồi, Đức Giám mục giơ cây Thập Giá lên động chạm tới người sắp chết. Đến cây thứ ba, thì người ấy mở mắt, chỗi dậy khỏi giường, bắt đầu đi lại trong nhà và ca ngợi Chúa vì được khỏi bệnh tức thì (Rufino, I,c.17).

Việc thánh nữ Helena tìm được thánh giá thật là sự kiện lịch sử. Thánh Cirillo (+386), kế vị thánh Macario làm Giám mục thành Jerusalem, đã viết cho hoàng đế Costanzo, con của hoàng đế Constantino, rằng:“Dưới thời Constantino, thân phụ của ngài, cây gỗ cứu độ đã được tìm thấy ở Jerusalem”. Costanzo qua đời năm 361, nên chắc chắn bức thư của thánh Cirillo đã được viết trước ngày đó. Thánh nữ Helena gởi một mẫu thánh giá thật cho hoàng đế Constantino, và ông cho đặt trong tượng của ông ở triều đình Constantinople; một phần bà đích thân mang về Roma, phần còn lại được lưu lại Jerusalem. Theo sử gia Socrate, việc tìm thấy Thánh Giá vào khoảng năm 325 hoặc 326.

*THÁNH GIÁ TỪ ROMA

Hoàng Thái Hậu Helena, sau khi hành hương Jerusalem, lên tàu trở về Roma năm 329, mang theo nhiều thánh tích : gỗ thánh giá, đất thánh ở đồi Canvê, đinh, vài cái gai. Bà đặt các vật thánh này trong dinh thự thuộc khu vực Sessoriano, tư dinh của thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng Đế Constantino. Dinh thự được xây vào thế kỷ thứ 3 và là tài sản của hoàng gia cho đến thế kỷ thứ 6. Bà qua đời cùng năm 329.

Để tưởng niệm thân mẫu, hoàng đế Constantino đã biến một phần dinh thự Sessoriano thành nhà thờ để đựng khúc Thánh Giá thật. Nhà thờ đó hiện nay là nhà nguyện thánh nữ Helena, nơi đặt Thánh Tích. Vào thế kỷ 12, ĐGH Lucio II (1144-1145) chia phòng lớn làm 3 gian và cho xây một tháp chuông, nhưng không thay đổi gì các tường bên ngoài. Ngài cho nâng nền lên, nhưng không đụng gì tới nền của nhà nguyện nhỏ, có lẽ vì theo truyền thống, nền đó gồm đất đưa từ đồi Canve về đây. Cho tới thời kỳ Phục Hưng, nhà nguyện thánh nữ Helena được tách riêng, và chỉ có thể vào được từ bên ngoài, nhưng từ đó lại được nối với đại sảnh đường bằng hai cầu thang, từ hai bên hậu chẩn của thánh đường. Sau cùng, vào thế kỷ 18, nhà thờ có hình dáng như chúng ta thấy ngày nay.

Nhà nguyện Thánh Helena

nhà nguyện Thánh Helena
Nhà nguyện Thánh Helena

Nhà nguyện Thánh Tích chứa đựng gỗ Thánh Giá, có chứa cả một cánh thập giá của người trộm lành cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu. Đằng sau bàn thờ có những mảnh Thánh Giá thật. Năm 1561, ĐGH Pio V đã ủy thác cho dòng Xitô nhiệm vụ coi sóc thánh đường Thánh Giá này.

Khoảng trống trước nhà nguyện Pietà và nhà nguyện thánh Helena, có một cổng sắt lớn đóng lại. Bên trái ghi hàng chữ:“Trong nhà nguyện Thánh Giá Jerusalem này, phụ nữ không được vào, nếu không sẽ bị vạ tuyệt thông, ngoại trừ một lần trong năm vào ngày lễ thánh hiến tức là 20 tháng 3”.

Không rõ tại sao có lệnh cấm. Nhà nguyện là cung thánh của thánh đường này với Thánh Tích được giữ hơn một ngàn năm trong nhà nguyện. Lệnh cấm cho tới năm 1935, nghĩa là cho tới khi tu bổ nhà nguyện, dưới thời viện phụ Edmondo Bemardini, và được Đức Piô 11 thu hồi.

*NHÀ NGUYỆN MỚI ĐỰNG THÁNH TÍCH

Thế kỷ 16, ĐGH Piô 5 cho phép chuyển thánh tích tới nhà nguyện mới khô ráo hơn, thay vì nhà nguyện dưới đất ẩm thấp. Nhà nguyện hiện thời được bố trí nhân dịp Năm Thánh 1925, tọa lạc bên trên nhà mặc áo và nhà nguyện Pietà. Bước vào, chúng ta thấy thanh ngang thập giá người trộm lành, dài 178cm và ngang 13cm. Có 14 chặng đàng thánh giá. Kiến trúc sư Florestano di Fausto muốn các tín hữu được chuẩn bị tâm hồn bằng việc suy niệm các chặng đó, trước khi tiến đến đồi Canvê với Thánh Giá đựng thánh tích. Nhà nguyện được khánh thành năm 1930, và hoàn tất năm 1952.

Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Một cái nắm tay…
Một cái nắm tay…
Tôi hình như chưa từng thấy ba má mình nắm tay nhau. Có lẽ, những vất vả mưu sinh cùng bao thăng trầm của gia đình đã khiến cho cử chỉ ấy mai một. Hoặc là ba má tôi chẳng hề có thói quen ấy.
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
“Vâng lời Thầy con thả lưới"
Hằng năm, vào dịp lễ kính hai thánh Phêrô - Phaolô, những ngư dân thuộc giáo phận Phan Thiết có truyền thống tề tựu về tham dự thánh lễ làm phép ghe, thuyền. Họ cùng con thuyền của mình mong ước một năm bình an, thuận lợi khi ra khơi...
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Áo dài chụp ảnh rộn ràng sắc Xuân
Hằng năm, cứ khoảng từ sau lễ Giáng Sinh đến cận Tết Nguyên đán là các cửa tiệm cho thuê áo dài và phụ kiện lại được dịp vào mùa. Ðó là mùa “làm đẹp” tấp nập nhất trong năm.
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa   
Góc bình yên ở làng phong Qui Hòa  
Làng phong Qui Hòa (Qui Nhơn) đã trải qua gần một thế kỷ hiện diện. Nơi đây trước kia được các tu sĩ Công giáo xây dựng nhằm giúp những người mắc bệnh phong có nơi chữa trị, sinh sống.
Bước trên đường hy vọng
Bước trên đường hy vọng
Người ta nói gen Z là thế hệ dễ tổn thương. Mỗi lúc như thế, không hiểu sao tôi lại cầm lên quyển “Đường Hy Vọng” - cuốn sách chứa đầy kỷ niệm, tôi mượn được từ người anh cùng cơ quan, để mong tìm thấy chút hy vọng trong...
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
“Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà“
Tâm trạng này đâu khó chia sẻ, bởi ai cũng từng gặp trong chính mình, đó là ham đi, càng xa càng tốt, rồi cuối cùng mệt nhoài. Nôn nao chuẩn bị cho hành trình, hồi hộp háo hức, để rồi khi đến chốn mong đợi, lại muốn bỏ về....
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam  ra thế giới
Ước mơ đưa nghệ thuật Việt Nam ra thế giới
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, người phụ nữ đa tài Nguyễn Thị Xuân Phượng (sinh năm 1929 tại Huế) sẽ bước vào tuổi 96.
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Món quà nâng đỡ tâm hồn
Đây là những tràng chuỗi Mân Côi do các nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết trao tặng người nghèo, người khuyết tật, như một món quà ủi an, nâng đỡ tinh thần.
Những đêm tối trong cuộc đời
Những đêm tối trong cuộc đời
Sau khi bán thầy mình và nhận ra sai lầm, Giuđa rơi vào tuyệt vọng, không tìm được lối đi mới cho tương lai. Ông như bị áng mây đen bao phủ. Ðêm đối với ông là những dằn vặt đau khổ, những câu hỏi vì sao mình đã phản...