Các Thánh đường nổi tiếng ở Pháp: VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU (P2)

+ Nhà nguyện thánh Inhaxiô Loyola

Do dòng Tên Chúa Giêsu dâng. Nhà nguyện này có một bàn hiệp lễ rất đẹp. Những bức tranh nổi phía dưới nhắc nhớ việc thành lập dòng này tại Montmartre và việc thánh Phanxicô Xaviê đi truyền giáo.

Trong nhà nguyện có những bức tranh ghép hình các vị thánh của dòng Tên như thánh Robertô Bellarminô, thánh Phêrô Camisiô; trên vòm nhà nguyện là bức tranh nhấn mạnh mối quan tâm đặc biệt của các tu sĩ dòng Tên đối với việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Các kính màu theo kiểu hiện đại, có hình thánh Luy Gonzaga, môn đệ của thánh Inhaxiô Loyola, tượng trưng bằng một bông lys; những hình ảnh nói về lề luật, về lòng thương xót, sự khiết tịnh Tin Mừng, sự từ bỏ vinh quang trần thế...; phía khác có hình chân phước Claude la Colombière hết lòng khuyến khích thánh nữ Magarita Maria Alacoque phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, gợi lên bằng hình ảnh một trái tim và nhà thờ Paray-le-Monial.

+ Nhà nguyện Thánh Luca

Do các bác sĩ Pháp dâng, mô tả nhiều cảnh tượng chữa bệnh, cảnh nhân loại được Chúa Giêsu Kitô chữa lành. Các hình kính màu mang tính biểu tượng như con bò mộng và tác giả Tin Mừng, cây gậy có hình 2 con rắn chéo nhau (biểu tượng của ngành y) và chim bồ câu, bảng màu của họa sĩ và một hộp thuốc dán...

Nhà nguyện Đức Trinh nữ Maria

+ Nhà nguyện Đức Trinh Nữ Maria

Đây là nhà nguyện chính, cũng gọi là nhà nguyện “Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ”. Phần quan trọng nhất chính là mái vòm :

- Nằm trên một hàng cột đẹp theo kiểu Rôma và được phủ bằng một bức tranh ghép tinh xảo hơn tất cả các bức tranh ghép khác của Vương Cung Thánh Đường, diễn tả “Đức Mẹ hồn xác về trời”, được xây dựng vào năm 1907.

- Chung quanh mái vòm là hình các tông đồ, các thánh nữ và các môn đệ; phía trên, Đức Mẹ đang được một số các thiên thần rước lên trời. Các thiên thần khác mang triều thiên, đang hát hoặc chơi các nhạc cụ.

- Bốn góc mái vòm là hình ảnh của bốn vị tiến sĩ thần học về Đức Maria : thánh Bênađô, thánh Đa Minh (Đôminicô), thánh Gioan Ơ đơ và thánh Luy Maria Grignon de Monfort.

Đối diện với nhà nguyện Đức Trinh Nữ Maria, có một bức tượng thánh Phêrô ngồi, làm theo mẫu của tượng thánh Phêrô trong đền thờ thánh Phêrô ở Rôma.

+ Nhà nguyện thánh Giuse

Khi tiếp tục đi theo hành lang Vương Cung Thánh Đường, sẽ gặp nhà nguyện thánh Giuse đầu tiên. Nhà nguyện có bàn thờ tuyệt đẹp, được trang trí bằng vàng và bạc. Phần chính của bàn thờ được thiết kế bằng đá cẩm thạch đỏ của Phi châu và đá cẩm thạch vàng của vùng Sainte Baume. Khắp nơi đều có nhiều men sứ quý báu của Thổ Nhĩ Kỳ màu xanh đậm, có hình ngôi sao bằng vàng , nạm đồng mạ vàng, đặt trên những viên đá trắng đục, những viên hồng ngọc, những viên thạch anh...

Bệ sau của bàn thờ được tạo thành bởi ba hàng cột tò vò bằng đồng mạ vàng với những cột nhỏ bằng cẩm thạch, viền quanh những chạm lõm phía dưới do Barrias thực hiện. Những hình ảnh mô tả lễ đính hôn của thánh Giuse, xưởng thợ Nadarét, cái chết của thánh nhân giữa Chúa Giêsu và Đức Maria.

Một bức khảm họa lại chân dung của Đức mẹ Fourvière, có nguồn gốc từ lễ Ánh Sáng ở Lyon, cử hành vào ngày 8 tháng 2 từ hơn 150 năm qua.

+ Nhà nguyện thánh Gioan Tẩy Giả

Nhà nguyện này được Canada dâng một phần, có một phiên bản của Đức Mẹ Cap. Đây là món quà để tỏ lòng biết ơn nước Pháp của Canada, nhân dịp kỷ niệm 300 năm sinh của Đức cha Laval 1659-1959.

+ Nhà nguyện Thánh Phanxicô Átxidi

Lúc đầu bổn mạng của nhà nguyện này là thánh Benoit-Labre, với những bức tranh ghép của H.Pinta mô tả thánh Benoit-Labre đang cầu nguyện tại Paray-le-Monial và thánh nhân ở bệnh viện Paray-le-Monial đang động viên các bạn cầu nguyện bằng những bài học đạo đức.

Hiện nay, những kính màu hiện đại ghi lại những thời điểm quan trọng trong cuộc đời của thánh Phanxicô Átxidi tại tu viện của ngài.

+ Nhà nguyện Thánh Magarita Maria

Được chăm sóc đặc biệt vì đặt trong đền thờ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cẩm thạch vàng của vùng Siena được ghép lại diễn tả đời sống của thánh nữ. Các kính màu của mặt tiền phía tây gợi nhớ cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.

+ Nhà nguyện Thánh Luy

Nhà nguyện Thánh Luy do các quan tòa và luật sư dâng. Nhà nguyện này có những kính màu và tranh ghép tôn vinh thánh nhân, nhất là những panô mô tả “thánh Luy mang về các di tích của cuộc Thương Khó” do P. Blanchard thực hiện và “Thánh Luy trả nợ dưới cây sồi ở Vincennes” do H. Pinta chế tác.

+ Nhà nguyện Thánh Tổng lãnh thiên thần Micae

Có nhiều bức tượng Thiên thần Micae, tượng thánh nữ Jeanne dArc đang quỳ gối và các kính màu tôn vinh thánh nữ Jeanne dArc.

*Những cột mốc quan trọng của Vương Cung Thánh Đường

06.6.1875 : đặt viên đá đầu tiên.

01.8.1885 : Mình Thánh Chúa được đặt tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu và cũng từ thời điểm này, việc chầu Thánh Thể 24 giờ một ngày liên tục cho đến ngày nay.

06.6.1889 : Charles de Foucauld tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu, lúc đó đang xây dựng.

05.6.1891 : lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, khánh thành Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu - nhưng chưa có mái vòm phía trên - do Đức Hồng y Tổng Giám mục Paris, Đức Cha Richard chủ sự, có 3 Hồng y và 14 Tổng Giám mục hoặc Giám mục khác tham dự, 53 cha sở của Paris và 500 cha hiện diện giữa đám đông tham dự nghi lễ này.

20.11.1895 : Một quả chuông nặng 19 tấn, đường kính 9.51m, cao 3.06m và dày 23cm, được chuyển đến Montmartre. Quả chuông này được đúc vào năm 1891 tại Annecy và do cộng đoàn dân Chúa vùng Savoie, ở phía Đông Nam nước Pháp, sát biên giới Ý, dâng tặng cho Vương Cung Thánh Đường, và được Đức cha Richard đặt tên là Francois Marguerite Maria của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Quả chuông này được đặt vĩnh viễn ở phía dưới tháp chuông, trên mái vòm của nhà nguyện Đức Mẹ ngày 17 tháng 3 năm 1907.

06.4.1912 : hoàn thành tháp chuông vốn được xây dựng từ năm 1905, lúc bấy giờ người ta đặt cây thánh giá có gắn bóng đèn trên đỉnh của tháp chuông hình nón.

16.10.1919 : Cung hiến hoàn toàn Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu tại đồi Montmartre (lúc đầu dự tính ngày 17.10.1914, nhưng phải hoãn lại, vì lý do thế giới đại chiến lần thứ nhất bùng nổ), do Đức Hồng y Amette cử hành dưới sự chủ tọa của Đức Hồng y Vico, đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XV. Ngoài ra cũng có sự hiện diện của hơn 90 giám mục hoặc Tổng Giám mục Pháp và ngoại quốc, cùng một lượng lớn khách hành hương không thể đếm xuể.

Cha Janvier là linh mục chuyên giảng thuyết tại nhà thờ Đức Bà Paris (nhà thờ Chánh tòa của giáo phận Paris) giảng trong buổi lễ hôm đó. Các nghi lễ kéo dài cho đến Chúa Nhật 19.10, và có nhiều lễ nghi đã được cử hành trong Vương Cung Thánh Đường.

1923 : Nhân dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, giáo phận Paris khánh thành tranh ghép mô tả Đức Kitô trong vinh quang, được dùng để trang trí Cung thánh.

01.6.1980 : Nhân cuộc tông du lần đầu tiên tại Pháp, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm Chúa Giêsu tại đồi Montmartre.

Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

tin liên quan

Chia sẻ:

Bình luận

có thể bạn quan tâm

Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Nhớ bà thành nếp nhà
Nhớ bà thành nếp nhà
Giờ, bà đã đi xa. Cả nhà tôi thường nấu những món bà thích, làm những việc bà thường làm, nhắc đến bà trong mọi chuyện. Nhớ đến bà trở thành một nếp nhà mỗi khi họp mặt đông đủ, chứ không chỉ riêng ngày giỗ hay vào tháng 11...
Giữ gìn chức năng của đường sách
Giữ gìn chức năng của đường sách
Mới đây, đường sách Vũng Tàu tạm ngừng hoạt động, trong sự tiếc nuối đan xen tiếng thở dài của những ai từng có dịp đặt chân tới đây.
Niềm vui cùng Luce
Niềm vui cùng Luce
Sự kiện Tòa Thánh Vatican công bố nhân vật biểu tượng cho Năm Thánh 2025 theo phong cách hoạt hình trẻ trung, đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.
Những ngày nhà giáo buồn
Những ngày nhà giáo buồn
Xin đừng hiểu lầm là ngày 20/11 buồn vì cô giáo không có quà, không nhận được lời chúc mừng. Xưa, lúc tôi là giáo viên trung học, ngày này rất vui. Tôi vẫn nói cùng học trò mình rằng món quà ý nghĩa nhất các em dành cho thầy...
Tiếng “dạ” trên môi
Tiếng “dạ” trên môi
Chị nói làm nghề này em phải nhớ là luôn xài chữ “dạ”. Lời dạy nhập môn ấy đã gần hai mươi năm qua, tôi vẫn còn ghi nhớ.
Tri ân thầy dạy đức tin
Tri ân thầy dạy đức tin
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các em Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Bình Thuận (TGP TPHCM) đã trao tặng đến linh mục chánh xứ, linh mục tuyên úy xứ đoàn, các nữ tu, anh chị huynh trưởng và giáo lý viên những đóa hoa đơn sơ
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Nhớ Cuore với những tấm lòng cao cả
Tôi không nhớ rõ đã bao lâu rồi, nhưng nếu chỉ tính từ lúc giã từ nghề dạy học thôi thì đến nay cũng đã gần 30 năm tôi không đọc lại cuốn sách từng một thời bị mê hoặc.
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Cuộc mưu sinh và cái tình với mối mang
Bạn có công nhận, cho dù kinh doanh lớn cỡ tập đoàn, công ty hay đơn giản là tiệm tạp hóa vùng quê, gánh khoai hay bắp nấu… cũng đều có mối mang?
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
Lỗi hẹn trong “Và em, lễ khấn dòng”
“Và em, lễ khấn dòng” là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Ðình Bảng, sau các tác phẩm gồm sách giảng văn, giáo trình sách giáo khoa, thơ, văn, ký..., xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay.